Chủ nhật, 18/08/2024 00:31:46 (UTC+7) 116

Trí tuệ Phật gia: Vạn sự trên đời đều là có duyên phận

Phạm Văn Cường

Cổ nhân cũng coi “thánh duyên” là điều cao quý nhất tại nhân gian. Trong thế giới quan thời xưa, Hoàng đế đôi khi không phải là đáng kính nhất. Thời xưa, ngay cả Vua, Hoàng Đế gặp cao tăng cũng cúi đầu thăm hỏi một cách tôn kính, chứ không có chuyện cao tăng phải quỳ gối dập đầu trước bậc Chí Tôn. Ai cũng xem người tu luyện là tấm gương tại nhân gian để noi theo, ai cũng xem người tu luyện là cầu nối giữa nhân gian với Thần Phật.

Trong cuộc sống, mỗi khi gặp sự tình không như mong muốn, người ta thường than thân trách phận, oán trời trách đất không công bằng. Nhưng cổ nhân giảng rằng bất kỳ việc gì xảy đến với bản thân đều không phải là vô duyên vô cớ. Vạn sự vạn vật trên đời này đều là có nguyên nhân, đều là có nhân quả, đều là có duyên phận.

Chuyện kể rằng lúc Lương Vũ Đế còn chưa trị vì triều Lương (một triều đại vào thời Nam Bắc triều tại Trung Nguyên) từng quen biết một người đàn ông rất nghèo khổ. Sau khi Lương Vũ Đế lên ngôi, có một ngày ông đến Uyển Lý ngao du thì gặp lại người quen cũ ở bờ sông.

Lương Vũ Đế hỏi thăm và biết rằng người này vẫn sinh sống bằng nghề chèo thuyền nghèo khổ như trước. Vậy là Lương Vũ Đế nói: “Ngày mai ông hãy đến gặp ta, ta sẽ phong cho ông chức huyện lệnh.”

Ngày hôm sau, người đàn ông nghèo khổ này tìm đến chỗ Lương Vũ Đế nhưng không gặp được. Sau ngày hôm ấy, người đàn ông nghèo khổ này lại đến tìm gặp Lương Vũ Đế nhiều lần nữa, nhưng đều bởi vì xảy ra việc này việc khác mà không gặp được, mãi vẫn không thể nhận được chiếu thư nhậm chức.

Người đàn ông nghèo này quen biết một vị cao tăng, trong lòng cảm thấy khó giải, bèn đến gặp vị cao tăng đó để hỏi nguyên cớ. Ông ta còn chưa kịp nói thì vị cao tăng kia đã hỏi: “Thí chủ là bởi vì không được ban chức huyện lệnh nên đến hỏi ta.”

Người đàn ông nghèo khổ nói: “Ngài đã biết điều tôi muốn hỏi rồi, vậy xin ngài cho tôi biết lý do?”

Vị tăng nhân nói: “Thí chủ trước sau gì cũng không được chức ấy đâu. Bởi vì trong kiếp trước, Lương Vũ Đế từng là người chuyên bố thí tăng nhân. Thí chủ khi ấy đã từng viết thư muốn gửi cho Lương Vũ Đế 500 lượng bạc, nhưng cuối cùng mãi vẫn không giao cho ông ấy. Cho nên kiếp này, Lương Vũ Đế hứa cho thí chủ làm huyện lệnh, nhưng thí chủ sẽ vì việc này việc khác mà mãi vẫn không thể được chức ấy.”

Người đàn ông nghèo khổ này hiểu được mối nhân duyên giữa mình và Lương Vũ Đế nên từ đó về sau không đến tìm nữa, mà Lương Vũ Đế cũng không nhớ đến ông ta.

Cổ nhân nói: “Hữu duyên thiên lý lai tương hội, vô duyên đối diện bất tương thức”, trong văn hóa truyền thống, duyên là một lý niệm có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng. Từ niềm tin nhân quả mà xét, duyên là một loại tế ngộ từ trong sâu thẳm, là một loại quan hệ tương đối xa xưa giữa các sinh mệnh, như cơ hội gặp nhau trong đường đời, như khả năng liên hệ phát sinh sự việc giữa người với người hoặc giữa người với vật, duyên cũng là một lần nắm chắc hay vuột mất của cơ hội. Chữ “duyên” này bao quát rất nhiều được mất trong cuộc đời người ta.

Trong văn hóa truyền thống, sinh mệnh của người là một khái niệm phức tạp, là một lịch sử dài đằng đẵng. Mỗi sinh mệnh đều là một bản trường ca. Bởi vì sinh mệnh không chỉ là một đời này, mà còn có đời trước, không chỉ có đời trước, mà còn có rất nhiều rất nhiều đời trước. Phần “hồn”, phần “thần” của sinh mệnh là bất diệt. Mà kết nối với điều này dường như có một loại “dây” nhìn không thấy, sờ không được, đem người này và những người có duyên với họ buộc lại với nhau. Bởi vậy trong “Thuyết văn” nói: “Duyên nghĩa là buộc, [theo chữ Hán thì tạo thành] từ bộ mịch, theo thanh chữ thoán. Mịch nghĩa là tơ nhỏ, giống hình sợi tơ bó lại”.

Người là tùy duyên mà tới thế gian, người nhà, người thân, bạn bè, thầy trò, người quen, v.v., các loại quan hệ được kiến lập trong xã hội, đó đều là “nhân duyên” cả. Đời này gặp được người tốt, việc tốt, có người giúp đỡ, đó là thiện duyên, là vì trước kia đã kết lại, đã gieo xuống nhân thiện, cho nên có quả thiện. Khi gặp phải việc không thuận lợi, đại đa số là bởi bản thân đời trước đã thiếu nợ, chỉ là trong luân hồi, đã quên mất việc sai trái của bản thân. Bởi thế người ta đa phần khi gặp khó nạn thì oán trời trách người, nghĩ muốn trốn tránh mà không biết rằng ác duyên cần phải dùng thiện tâm, dùng sự nhẫn nại và chịu đựng để hóa giải oan oán.

Duyên khiến cho mâu thuẫn, ân oán giữa người với người được hồi báo. Những sự việc và đạo lý này, trong sách cổ ghi chép rất nhiều. Thuận theo sự phát triển của nền văn minh vật chất, người không tin vào nhân quả, coi sinh mệnh người thành sự tồn tại hời hợt, cho nên mới dám phóng túng tham dục, muốn gì làm nấy mà không tính hậu quả. Nhưng quan sát và cảm ứng kĩ càng cẩn thận, nhân quả chính ở trong cuộc sống thường nhật.

Trên cõi đời này không chỉ có một loại “duyên”. Lương Vũ Đế ở trong câu chuyện trên, ông được mệnh danh là “Hoàng đế hòa thượng” đầu tiên của Trung Nguyên. Mặc dù ở cương vị Hoàng đế, ông từng nhiều lần vào chùa tu luyện khắc khổ. Dưới sự làm gương của ông, Phật giáo Nam triều đến thời kỳ Lương Vũ Đế đã đạt đến đỉnh cao, từ tông thất đế vương cho đến các đại gia tộc thế gia, bách tính bình dân đều sùng kính thờ Phật, hưng thịnh chưa từng có. Cái duyên mà Lương Vũ Đế đặt định ra ở đây là một loại “duyên” cao thượng hơn “nhân duyên”. Đây là cái “duyên” tu luyện, gọi là “thánh duyên”.

Cổ nhân cũng coi “thánh duyên” là điều cao quý nhất tại nhân gian. Trong thế giới quan thời xưa, Hoàng đế đôi khi không phải là đáng kính nhất. Thời xưa, ngay cả Vua, Hoàng Đế gặp cao tăng cũng cúi đầu thăm hỏi một cách tôn kính, chứ không có chuyện cao tăng phải quỳ gối dập đầu trước bậc Chí Tôn. Ai cũng xem người tu luyện là tấm gương tại nhân gian để noi theo, ai cũng xem người tu luyện là cầu nối giữa nhân gian với Thần Phật.

Người xưa có câu: “Triêu văn đạo, tịch khả tử”, sáng sớm nghe Đạo, tối chết cũng an lòng. Trong tâm có thấu hiểu, có lĩnh ngộ, thì mới có thể an yên mà vượt qua. Nhân sinh là vô thường, nhưng trời đất không vận chuyển một cách tùy ý ngẫu nhiên. Từ xưa đến nay, niềm tin về một quy luật, một dòng năng lượng hài hòa chảy xuyên suốt toàn vũ trụ đã là trọng tâm của nhiều nền văn minh. Đạo gia gọi sự cân bằng ấy là “Đạo”. Đức Phật thể hiện quy luật ấy thông qua lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh.

Người ta từ khi sinh ra vẫn luôn vô ý hay hữu ý không ngừng tự hỏi: “Ta là ai? Ta từ đâu tới? Đến thế gian này để làm gì? Chết rồi sẽ đi về đâu?”. Từ các chính giáo Nho, Phật, Đạo, Kitô, đến các hình thức được phổ truyền thời hiện đại như yoga, khí công, tất cả đều mang theo ước vọng tìm hiểu ẩn đố của sinh mệnh và vũ trụ. Một người chỉ có tu luyện, hướng về quy luật vũ trụ mà hòa tan vào, thì mới có thể vượt thoát khỏi nhân thế gian, thì mới có thể thực sự nhìn thấy được sự bất biến chân thực bên trong lẽ vô thường của Trời đất. Nhân sinh suy cho cùng, chính là để trả lời những câu hỏi ấy.

Thân người đã khó có được, mà cơ duyên tu luyện lại càng khó lắm thay. Thật giống như câu thơ của Đường Tăng trong Tây Du Ký:

Nhân thân nan đắc

Trung Thổ nan sinh

Chính Pháp nan ngộ

Toàn thử tam giả

Hạnh mạc đại yên

“Hạnh mạc đại yên” – Cái may mắn của việc có thân người và biết được ý nghĩa chân thật của cuộc đời là không biết to lớn đến nhường nào!

An Hòa

XEM NHIỀU