Hàng ngàn em nhỏ đến Việt Nam Quốc Tự thắp đèn trung thu trong “Trung thu yêu thương”
Năm 1975, các nhà khoa học đã tìm thấy nhục thân của Thiền sư Sangha Tenzin, một tu sĩ Phật giáo ở thế kỷ 15, khi tháp chứa hài cốt của ông bị phá hủy sau một trận động đất. Nhục thân 500 năm tuổi này là Thiền sư Sangha Tenzin. Đây là một trong
Năm 1975, các nhà khoa học đã tìm thấy nhục thân của Thiền sư Sangha Tenzin, một tu sĩ Phật giáo ở thế kỷ 15, khi tháp chứa hài cốt của ông bị phá hủy sau một trận động đất.
Nhục thân 500 năm tuổi này là Thiền sư Sangha Tenzin. Đây là một trong những hiện vật mà các nhà khoa học tìm được ở tu viện Key Gompa (hay Ki, Kye, Kee) thuộc thung lũng Spiti, nằm giữa Ấn Độ và Tây Tạng vào năm 1975. Theo giới khảo cổ, nó là tu viện cổ kính và lớn nhất ở thung lũng Spiti thuộc Himachal Pradesh. Đây còn là cái nôi đào tạo tu sĩ và có khoảng 300 vị Lạt Ma tu hành tại tu viện trên.
Sau khi tìm thấy nhục thân còn nguyên vẹn với cả phần da khô đi, tóc vẫn còn nguyên trên đầu, răng, móng tay còn đầy đủ… các nhà khoa học đã đưa ra những giả thuyết về cách ướp xác kỳ bí của vị Thiền sư này.
Một số người đưa ra giả thuyết rằng Thiền sư Sangha Tenzin đã trải qua quá trình hiếm hoi là ướp xác tự nhiên hay tự ướp xác.
Ướp xác tự nhiên là trường hợp rất hiếm gặp. Nó đòi hỏi phải đáp ứng được những điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao và không khí khô ráo để bảo vệ thi thể. Hầu hết những xác ướp mà con người nhìn thấy (ở trong sách giáo khoa và viện bảo tàng) đều trải qua quá trình ướp xác bằng phương pháp hóa học và sau đó được bọc trong vải lanh.
Nhưng các nhà tu hành Phật giáo ở Nhật Bản và Tây Tạng có một phương pháp độc đáo để ướp xác. Đó là khi các nhà sư còn sống, họ bắt đầu một quá trình ăn ít đi và thực đơn cũng thanh đạm hơn trước. Họ không tiếp tục ăn lúa mạch, gạo và đậu vì những thứ này khiến chất béo trong cơ thể tăng lên. Thêm vào đó, để chuẩn bị cho ngày biên tịch, nhà sư dùng những cây nến cháy để gần da để chúng khô lại. Thông qua phương pháp đặc biệt đó, thi hài của nhà sư được bảo quản tốt hơn.
Công việc ướp xác vẫn chưa dừng lại ở đó, những nhà tu hành còn sống sẽ đặt Thiền sư đã viên tịch vào trong một căn phòng dưới lòng đất trong 3 năm cũng như tiếp tục làm khô bộ xương trước khi trải qua công đoạn cuối cùng dùng nến để có xác ướp “hoàn hảo”. Kết quả là thi thể của nhà sư có hình dáng của những bức tượng đặt trong đền chùa dùng để cầu nguyện.
Các nhà khoa học tìm thấy ít nhất là 30 nhục thân của các nhà tu hành trên thế giới, hầu hết đều thuộc các hòn đảo lớn của Nhật Bản là Honshu áp dụng phương pháp này.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu phương Tây lại căn cứ từ những phân tích bộ xương nhận định rằng, có thể vị Thiền sư trên đã uống một loại độc tố đặc biệt, để vi trùng không phát triển khiến xác teo nhỏ lại và biến thành xác ướp.
Giả thuyết khác được các nhà khoa học đưa ra đó là vào những tháng cuối cùng trước khi viên tịch, vị Thiền sư Sangha Tenzin không hề ăn uống. Điều này sẽ khiến lượng mỡ, thịt trong cơ thể của nhà sư giảm đi.
Từ đó, các bộ phận trong cơ thể Thiền sư sẽ dần quắt và khô se lại. Chưa dừng lại ở đó, Thiền sư còn tự quấn dây vào cổ, nối với đùi, tay của mình trước khi chết. Khi thiền sư viên tịch, sợi dây đã giữ cho cơ thể nhà tu hành đạo Phật này giữ nguyên trong tư thế ngồi bó gối.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lại đưa ra giả thuyết khác rằng, Thiền sư Sangha Tenzin sử dụng một phương pháp ngồi thiền mà ít người biết nên đã giữ được nhục thân của mình tốt như vậy. Theo cách lý giải này, Thiền sư tự buộc một sợi dây từ sớm. Nó có nhiệm vụ giữ cho vị tu sĩ ngồi ngay ngắn, thẳng và ngồi thiền tập trung cao độ nhất, không bị phân tán bởi những tác động bên ngoài. Nếu như Thiền sư thả lỏng cơ thể thì nút dây vòng qua cổ sẽ siết chặt lại khiến ông khó thở.
Trong nghiên cứu của mình, giáo sư Victo H Mair, đến từ Bảo tàng khảo cổ học và nhân chủng học thuộc Đai học Pennsylvania, đã chỉ ra nhiều nét tương đồng giữa Thiền sư Tenzin và các nhà sư Yamagata ở miền Bắc Nhật Bản, đồng thời ghi nhận sự xuất hiện của quá trình Sokushinbutsu hay còn gọi là thuật tự ướp xác. Đây là một nghi lễ diễn ra từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19, được thực hiện bởi những nhà sư Yamagata có đạo hạnh và đức tin cao cả. Những người này sẽ nhịn đói cho đến chết để đạt tới cảnh giới cao nhất của sự giác ngộ.Trong suốt quá trình, các nhà sư Yamagata chỉ ăn thực vật, rễ cây, các loại hạt và thảo mộc để loại bỏ hoàn toàn chất béo dư thừa ra khỏi cơ thể. Quá trình này có thể sẽ kéo dài từ một vài tháng đến 10 năm, trong thời gian này các nhà sư cũng nuốt hạt mè độc và ăn nhựa cây sơn nhằm thúc đẩy nôn mửa, loại bỏ độ ẩm ra khỏi cơ thể và ngăn chặn các loại côn trùng ăn xác. Đến khi viên tịch, cơ thể các nhà sư đã không còn chất béo, các cơ quan nội tạng bị teo nhỏ đến mức cơ thể bị sấy khô sẽ không bị phân hủy và hoàn thiện quá trình ướp xác tự nhiên.
Thêm vào đó, môi trường có tác động rất lớn đến nhục thân của Thiền sư. Bởi lẽ, môi trường xung quanh khô ráo khiến cho vi khuẩn ít có cơ hội phát triển, sinh sôi nảy nở nên xác ướp được bảo quản một cách hoàn toàn tự nhiên.
Hiện nhục thân 500 năm tuổi của Thiền sư Sangha Tenzin được trưng bày tại một ngôi đền ở Gue, cách khu vực thung lũng Spiti khoảng 3,2 km. Ngôi đền rộng mở đón khách tham quan đến chiêm ngưỡng và tìm hiểu về nhục thân đặc biệt này.
Hàng ngàn em nhỏ đến Việt Nam Quốc Tự thắp đèn trung thu trong “Trung thu yêu thương”
Thái Nguyên: Tịnh xá Linh Sơn trao 200 phần quà cứu trợ đồng bào ảnh hưởng bởi bão số 3 (bão Yagi)
Học viện Phật giáo VN tại Huế tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp Cử nhân Phật học khóa XI (2020-2024)
Tăng Ni, Phật tử TP.HCM góp hơn 3,5 tỷ đồng gởi đồng bào ảnh hưởng bão lũ ở miền Bắc