Thứ hai, 26/08/2024 22:28:00 (UTC+7) 62

Hòa thượng Thích Lệ Trang: “Khi có sự hòa hợp trong sinh hoạt của Tăng thì Chánh pháp vẫn hiện hữu”

Phạm Văn Cường

Hòa thượng Trưởng ban Trị sự TP.HCM cũng nhấn mạnh truyền thống Phật giáo VN có những ngày đại lễ gắn liền với truyền thống của dân tộc, Pháp hội Vu lan vừa qua là việc đem lại lợi lạc cho mọi người trên tinh thần tất cả chư Tăng, Ni đều hòa hợp, chung tay đóng góp tổ chức Pháp hội, Đại lễ Vu lan – Báo hiếu Phật lịch 2568 để lại ấn tượng đẹp, làm lan tỏa tinh thần tri ân báo ân của Phật giáo, tinh thần hiếu kính cha mẹ, tổ tiên của dân tộc đến với mọi người dân cư trú trên địa bàn TP.HCM.

Đó là lời đúc kết, nhận định về sự đồng lòng trong hoạt động Phật sự của chư Tăng, Ni thuộc GHPGVN TP.HCM của vị đứng đầu Ban Trị sự – Hòa thượng Thích Lệ Trang tại buổi họp của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM diễn ra sáng nay, 26-8, tại Trụ sở Ban Trị sự – Việt Nam Quốc Tự.

Theo đó, Hòa thượng Thích Lệ Trang đã chủ trì buổi họp của chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM nhằm đánh giá các hoạt động Phật sự quan trọng của GHPGVN TP.HCM trong thời gian qua như tổ chức khóa An cư kiết hạ và Đại lễ Vu lan – Báo hiếu Phật lịch 2568 (do Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN phối hợp Ban Nghi lễ, Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM và Ban Quản trị Việt Nam Quốc Tự tổ chức), cùng triển khai hoạt động sắp tới.

Tại buổi họp, sau khi lắng nghe các báo cáo và ý kiến đóng góp của chư tôn đức thành viên Ban Thường trực, Trưởng các ban chuyên môn trực thuộc, Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cho biết: “Hạnh phúc nhất là chúng ta đều trên tinh thần hòa hợp của chư Tăng đó cũng là sức mạnh của Tăng đoàn. Chúng ta chung tay góp sức thực hiện khóa An cư kiết hạ và tổ chức Pháp hội Vu lan Phật lịch 2568 thành tựu viên mãn. Đại lễ Vu lan – Báo hiếu năm nay đã để lại ấn tượng đẹp trong suốt những ngày diễn ra Pháp hội Vu lan”.

Đặc biệt, lễ phóng liên đăng trong Pháp hội Vu lan nhằm tưởng niệm anh linh chư vị anh hùng, liệt sĩ, y bác sĩ, đồng bào không may tử vong trong Đại dịch Covid-19 được tổ chức trang nghiêm. Đây là lễ tưởng niệm như ngày giỗ hội hàng năm (từ năm 2023), tại Việt Nam Quốc Tự.

Hòa thượng Trưởng ban Trị sự TP.HCM cũng nhấn mạnh truyền thống Phật giáo VN có những ngày đại lễ gắn liền với truyền thống của dân tộc, Pháp hội Vu lan vừa qua là việc đem lại lợi lạc cho mọi người trên tinh thần tất cả chư Tăng, Ni đều hòa hợp, chung tay đóng góp tổ chức Pháp hội, Đại lễ Vu lan – Báo hiếu Phật lịch 2568 để lại ấn tượng đẹp, làm lan tỏa tinh thần tri ân báo ân của Phật giáo, tinh thần hiếu kính cha mẹ, tổ tiên của dân tộc đến với mọi người dân cư trú trên địa bàn TP.HCM.

Dịp này, Hòa thượng Trưởng ban Trị sự TP.HCM cũng có lời vấn an sức khỏe và chúc mừng chư tôn đức Tăng và Ni có thêm một tuổi hạ.

Tại buổi họp, bên cạnh những thành tựu đạt được trong hoạt động Phật sự trên các lĩnh vực: nghi lễ, hoằng pháp, văn hóa, thông tin – truyền thông, từ thiện xã hội.., chư tôn đức Ban Thường trực, Trưởng các ban chuyên môn cũng phát biểu đóng góp nêu những hạn chế, những điều cần rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức để những lần tổ chức sau được hiệu quả, lan tỏa hơn trong cộng đồng, xã hội.

Ngoài ra, tại buổi họp, Hòa thượng Thích Hiển Đức, Trưởng ban Pháp chế GHPGVN TP.HCM cũng báo cáo về công tác có liên quan đến chư tôn đức Ban Thường trực.

Triển khai hoạt động Phật sự sắp tới, nhân Tết Trung thu năm nay, Ban Thường trực quyết định sẽ tổ chức Chương trình “Đêm hội trăng rằm” năm 2024, tại Việt Nam Quốc Tự, tạo sân chơi an lành cho tuổi thơ, trao quà đến các em nhỏ bị mất cha mẹ trong đại dịch Covid-19 và những hoàn cảnh khó khăn khác.

Chư tôn đức cũng đã đóng góp các ý kiến xây dựng về hình thức cùng các nội dung cho Đêm hội Trung thu sắp tới do Ban Thường trực phối hợp với các ban chuyên môn trực thuộc GHPGVN TP.HCM và các cơ quan địa phương tổ chức.

Dự kiến, “Đêm hội trăng rằm” năm 2024 sẽ diễn ra vào tối 12-8-Giáp Thìn (14-9-2024), tại Việt Nam Quốc Tự.

Trích nguồn: Báo Giác Ngộ

XEM NHIỀU

20/09/2024 22:13:10

Hạnh nguyện Địa Tạng Bồ-tát

Bồ-tát nói rằng chúng sanh không có nghiệp ví như đất khô cằn, không màu mỡ. Nghiệp, hay ác nghiệp ví như phân và phiền não ví như nước. Hạt bồ-đề không thể gieo trồng trên mảnh đất cằn cỗi; nói cách khác, hạt bồ-đề gieo vào tâm chúng sanh có...