Tăng Ni, Phật tử TP.HCM góp hơn 3,5 tỷ đồng gởi đồng bào ảnh hưởng bão lũ ở miền Bắc
Theo dòng thời gian, Phật giáo đã trở thành quốc giáo của đất nước Triệu Voi. Cho đến nay, trên khắp đất nước Lào có rất nhiều ngôi chùa cổ, đẹp và linh thiêng, nhưng nổi bật nhất trong số đó là Chùa Wat Xiengthong với lối kiến trúc chùa cổ độc đáo ở cố đô Luangprabang, Bắc Lào
ằm cạnh ngã ba sông, nơi có dòng Namkhan hợp lưu với dòng Mekong thơ mộng, chùa Xiengthong ở Luangprabang luôn có một sức hút hấp dẫn đối với mỗi du khách khi tới tham quan, bởi đây không chỉ là một công trình tôn giáo cổ kính, linh thiêng mà còn là biểu tượng kiến trúc chùa chiền của Lào.
Chùa Xiengthong trong tiếng Lào có nghĩa là “Chùa của thành phố Vàng”, chùa được xây dựng vào những năm 1560 dưới triều đại vua Setthathirat – một thời kỳ hoàng kim của Vương quốc Lanxang hay còn gọi là Triệu Voi.
Trong khuôn viên chùa có nhiều công trình lớn nhỏ, được xây dựng chung một lối kiến trúc mang đậm dấu ấn cổ của Luangprabang. Nổi bật trong số đó là ngôi chính điện được xây dựng trên nền đất cao, có nhiều bậc cấp dẫn lên. Nhìn từ xa, mái của chính điện gồm ba tầng lớp, hai bên mái áp sát vào nhau cong vút đã tạo thành đỉnh chóp cao, trông rất uy nghi.
Bên trong giữa chính điện đặt tượng Phật Thích Ca, xung quanh là những tượng Phật nhỏ với nhiều tư thế khác nhau, hàng cột hai bên được trang trí cầu kỳ với nhiều họa tiết, hoa văn dát vàng. Điều đặc biệt là trên các bức tường cả trong và ngoài của ngôi chính điện đều được chạm khắc những bức phù điêu và hình vẽ hết sức tinh xảo, công phu, miêu tả đời sống hàng ngày của người dân Lào từ thế kỷ 16 cùng các nội dung phỏng theo điển tích của Phật giáo.
Ông Hongphan Sisomphone, phụ trách nghi lễ chùa Xiengthong cho biết, hàng ngày có rất nhiều người dân đến chùa lễ Phật, du khách thì đến tham quan. Vào những ngày lễ lớn hay dịp quan trọng của tỉnh Luangprabang thì chùa Xiengthong được chọn làm địa điểm tổ chức các sự kiện.
Chùa Xiengthong được biết đến là một ngôi chùa cổ và linh thiêng nhất ở Lào bởi những giá trị về văn hóa, nghệ thuật của vương triều Lanxang mà chúng tôi đã giữ gìn được. Du khách đến đây muốn được tận mắt chiêm ngưỡng các bức tranh cổ vẽ trên những bức tường của chùa.
Ngay sau chính điện là thư viện Tam Tạng, nơi đang lưu giữ bộ Đại Tạng Kinh. Cách đó không xa là Miếu Đỏ và Miếu Trắng, trên tường cũng được khảm kính màu rất tinh xảo và bắt mắt… Tất cả tạo nên một khung cảnh tĩnh lặng, bình yên và linh thiêng.
Người dân ở đây quan niệm rằng nếu ai đó nói đã từng đến Luangprabang mà chưa tới thăm chùa Xiengthong thì người đó coi như là chưa đến mảnh đất cố đô. Chị Viengsavan Manotham đến từ thủ đô Vientiane cho biết: “Điều mà tôi thích nhất khi mỗi lần đến đây là sự bình yên mà tôi cảm nhận được thông qua vẻ đẹp của cảnh quan và kiến trúc chùa độc đáo không giống ngôi chùa nào khác”.
Hiện nay, chùa Xiengthong còn lưu giữ nhiều cổ vật quý như tượng Phật nhập niết bàn bằng đồng nổi tiếng từng được trưng bày tại Hội chợ triển lãm Paris năm 1931 hay như cỗ xe tang được sơn son thếp vàng, trang trí hình ảnh rắn thần Naga của Hoàng gia Lào. Anh Daniel Hennig, một du khách đến từ Pháp chia sẻ: “Tôi đã nghe nói tới địa điểm này nhiều lần là một danh lam thắng cảnh của Cố đô Luangprabang – Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Tôi không phải là người theo đạo Phật nhưng khi đến đây tôi cảm nhận có rất nhiều năng lượng, tôi rất thích nơi này”.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, qua nhiều lần tu tạo, chùa Xiengthong ngày nay vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc vốn có từ hơn 450 năm trước. Với giá trị văn hóa, kiến trúc đặc biệt, chùa Xiengthong không chỉ là kho tàng vô giá về lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Lào, mà còn trở thành báu vật trong lòng Di sản văn hóa thế giới, điều mà bất cứ ai không thể bỏ lỡ khi đến Luangprabang.
Tăng Ni, Phật tử TP.HCM góp hơn 3,5 tỷ đồng gởi đồng bào ảnh hưởng bão lũ ở miền Bắc
Văn phòng 2 Trung ương tưởng niệm tuần chung thất và an vị di ảnh cố Hòa thượng Thích Huệ Trí
TP.HCM: Trung ương Giáo hội thân mật đón tiếp ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pakistan
“Duyên 6 – Phút giây hiện tại”: Giá trị nhân văn và sự tỉnh thức