Tăng Ni, Phật tử TP.HCM góp hơn 3,5 tỷ đồng gởi đồng bào ảnh hưởng bão lũ ở miền Bắc
Nằm ẩn mình trong con phố Nhà Thờ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chùa Bà Đá tuy nhỏ nhưng lại lưu giữ nhiều câu chuyện huyền bí chốn Thăng Long kinh kỳ xưa. Chùa Bà Đá còn hay được gọi là Linh Quang tự nằm tại số 3 phố Nhà Thờ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm,
Nằm ẩn mình trong con phố Nhà Thờ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chùa Bà Đá tuy nhỏ nhưng lại lưu giữ nhiều câu chuyện huyền bí chốn Thăng Long kinh kỳ xưa.
Chùa Bà Đá còn hay được gọi là Linh Quang tự nằm tại số 3 phố Nhà Thờ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội, cách khu vực hồ Hoàn Kiếm chỉ khoảng 100m. Nơi đây khi trước thuộc thôn Tiên Thị, phường Báo Thiên, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên, kinh đô Thăng Long. Chùa Bà Đá là một trong bốn ngôi chùa Bà cổ kính bậc nhất Thủ đô cùng với chùa Bà Đanh, chùa Bà Nành và chùa Bà Ngô.
Theo những văn tự, bia đá được truyền lại, thuở khởi nguyên, ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý, vào năm Bính Thân (1056) với tên gọi chùa Sùng Khánh. Theo dòng lịch sử, đến thời vua Lê Thánh Tông, chùa Bà Đá chỉ còn lại là một am nhỏ. Khi người dân đào đất xây tường đã phát hiện một tượng bằng đá giống hình người phụ nữ, thấy sự lạ, người dân cho rằng đó là bậc Tiên Thánh giáng, bèn tu bổ bàn thờ, xây dựng chùa ngói để thờ phụng. Nhưng rồi, pho tượng đá này mất tích.
Đến thời Lê – Trịnh (1767 – 1782), ngôi chùa được tu bổ lại, tường cứ xây lên lại đổ, người ta đào sâu xuống nữa thì tìm thấy pho tượng đá. Chính vì vậy, người ta cho rằng tượng đá này linh thiêng. Sau khi ngôi chùa hoàn thành, nhiều người tìm đến chiêm bái. Từ ấy, dân gian cũng gọi đây là chùa Bà Đá.
Năm 1786, thành Thăng Long bị tàn phá, kéo theo chùa Bà Đá cũng thương tích đầy mình. Thậm chí, ngôi chùa còn bị bỏ hoang, dần dà bị lấn chiếm khiến diện tích ngày càng khiêm tốn. Sự thiêng vẫn còn hiện hữu khi lật đống tro tàn, người ta lại tìm thấy pho tượng lần nữa. Trong “Thăng Long cổ tích khảo” cũng có nhắc đến rằng: “… Chùa xây vào triều Lý, đến binh biến thời Tây Sơn chùa bị hủy hoại. Bấy giờ quan sức cho diệt trừ cỏ dại, người trong thôn thu dọn đất đá lại thấy pho tượng đá, dân làng bèn dựng tạm một gian chùa để thờ phụng. Năm Canh Tuất triều Tự Đức thứ 3 (1850) một vị tăng tự là Giác Vượng đến trụ trì chùa này, xây dựng và mở mang thêm cảnh chùa”.
Hiện nay, chùa Bà Đá cũng lưu giữ được nhiều câu đối sơn son thiếp vàng, các tấm nghi môn chạm hình rồng cùng hai bức cuốn thư chạm nổi hình cúc, lão và chép thơ. Các pho tượng trong chùa được chế tác công phu và sơn son thiếp vàng cẩn thận.
Các họa tiết trên cột, cửa cũng được chạm khắc tinh xảo với chủ đề Xuân, Hạ, Thu, Đông và tứ quý (Lan, Cúc, Trúc, Mai).
Hiện nay, nhiều tour du lịch trong nước đã tổ chức cho khách quốc tế tham quan chùa Bà Đá.
Hai tháp mộ cổ cao sừng sững đứng trước chùa. Hướng nhìn ngay sang bên phải là Trụ sở trường Trung cấp Phật học Hà Nội. Đi cuối dọc hành lang hai bên có thêm tháp mộ đứng đối xứng nhau.
Ngay trước bậc thềm rồng là lư hương lớn cùng đôi đèn đá.
Phía sau ngôi chùa là nhà thờ tổ. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh có đến thăm chùa Bà Đá và nói chuyện với các thượng tọa, tăng ni, phật tử. Trong cuộc gặp, Bác nói: “Việc Phật không xa rời việc thế gian, phải tham gia vào các công việc cách mạng, cứu đói, cứu dốt”…
Từ ngày khởi dựng, chùa Bà Đá đã cùng mảnh đất kinh kỳ đi cùng năm tháng, cất giữ trong mình bao lịch sử thăng trầm.
Tăng Ni, Phật tử TP.HCM góp hơn 3,5 tỷ đồng gởi đồng bào ảnh hưởng bão lũ ở miền Bắc
Văn phòng 2 Trung ương tưởng niệm tuần chung thất và an vị di ảnh cố Hòa thượng Thích Huệ Trí
TP.HCM: Trung ương Giáo hội thân mật đón tiếp ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pakistan
“Duyên 6 – Phút giây hiện tại”: Giá trị nhân văn và sự tỉnh thức