Thứ hai, 22/04/2024 16:44:41 (UTC+7) 61

Phật Pháp và Niềm Tin

Tôi gặp một bà cụ đi lễ chùa, chỉ cần nhìn qua cũng có thể đoán được bà cụ là một người nghèo. Một người khác hỏi bà cụ rằng cụ đi chùa có cầu sức khỏe, cầu tài lộc không? Bà cụ đáp là có. Người này nói với bà cụ rằng tại sao

Phật Pháp và Niềm Tin

CREATOR: gd-jpeg v1.0 (using IJG JPEG v62), quality = 100

Tôi gặp một bà cụ đi lễ chùa, chỉ cần nhìn qua cũng có thể đoán được bà cụ là một người nghèo. Một người khác hỏi bà cụ rằng cụ đi chùa có cầu sức khỏe, cầu tài lộc không? Bà cụ đáp là có. Người này nói với bà cụ rằng tại sao cụ đi chùa cầu tiền tài vật chất nhưng cụ vẫn nghèo, cụ cầu sức khỏe nhưng cụ vẫn ốm đau, khi chồng cụ ốm đau bệnh tật, cụ cũng cầu cho ông ấy khỏi bệnh phải không? Vậy mà ông vẫn qua đời đấy thôi? Cớ sao cụ vẫn tin vào Đức Phật. Bà cụ trả lời rằng đơn giản đó là “niềm tin”.

“Không có hận thù khi nước mắt cùng mặn, không có giai cấp khi dòng máu cùng đỏ, không có tranh chấp giết hại lẫn nhau khi mọi loài đều cần có sự sống và tôn trọng sự sống”. Lời tuyên ngôn bất hủ ấy của Đức Phật đã vượt lên tất cả mọi giáo điều ràng buộc thân phận con người thời bấy giờ, đạo từ bi đã bao trùm cả khoa học và đi trước khoa học cả nghìn năm. Đạo Phật đã đem lại cho con người một lối sống mới, một cái nhìn mới, một sự hài hòa mới. Tạo cho con người một niềm tin vững chắc.

Niềm tin ấy xuyên suốt lịch sử dân tộc ta, luôn có chỗ đứng vững chắc trong xã hội, nó phát triển rực rỡ nhất trong thời Lý-Trần. Với Phật giáo, không có một vị Thượng Đế cầm cân nảy mực phán xét, mà chỉ có luật nhân quả phán xét ta một cách công bằng. Với Phật giáo, không có một địa ngục mãi mãi, cũng không có một thiên đường mãi mãi cho mỗi chúng sinh, ai cũng có thể trở thành Phật nếu biết tu hành.

Nếu chúng ta thấu hiểu được cốt tủy của Phật giáo, niềm tin sẽ càng vững vàng hơn khi ta không còn than thân trách phận vì sao ta nghèo? Vì sao ta sống tốt mà lại không gặp may mắn? Thấu hiểu được điều đó rồi ta sẽ sống tốt hơn, những điều Phật dạy luôn là những điều cực thiện cho ta tích phước báu. Lúc ấy xã hội cũng ngày càng tốt đẹp lên, để mục đích cuối cùng là giải thoát.

Bạn hãy thử tưởng tượng, nếu không có luật nhân quả, người ta sẽ tha hồ làm điều ác mà không sợ bị trừng phạt, không từ mọi thủ đoạn để đạt được điều mình muốn để phục vụ cho cá nhân mình. Thế giới sẽ ra sao khi ai cũng như vậy? Vì vậy Phật Pháp như một vòng tay của một người mẹ hiền đỡ lấy những đứa con, những chúng sinh lạc lối. Tạo cho họ niềm tin rằng họ có thể sửa chữa lỗi lầm bằng cách tu hành để giảm bớt nghiệp, để rồi càng tu hành đến một lúc nào đó họ sẽ được giải thoát.

Với tôi, niềm tin ấy bất diệt, tôi không phải xét lại hay tùy chỉnh niềm tin ấy, bởi tôi tin tôi là người có phước báu rất lớn nên kiếp này tôi được biết đến Phật, đến Pháp. Nếu không có Phật Pháp tôi như một con thú hoang lạc lối, u mê. Tôi biết, tôi đã tìm được chính Pháp./.

XEM NHIỀU

27/07/2024 21:59:18

UNESCO công nhận Di sản thế giới cho 7 ngôi chùa cổ

Ban Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc (CHA), một tổ chức chính phủ với nhiệm vụ bảo tồn và giới thiệu các di sản quốc gia, đã nộp đơn đề nghị UNESCO công nhận Di sản Thế giới cho 7 ngôi chùa cổ ở nước này.
27/07/2024 21:54:43

Học hạnh của Đất

Nam mô đức Bồ Tát Đại Kiên Đại Hậu Đại Lực Địa Tạng Vương và Tôn Giả Mật Hạnh La Hầu La (C)
27/07/2024 16:13:35

Học nhận lỗi

Tôi nhớ rõ lời Đức Phật dạy: “Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả; là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được!” (PC.228 - Phẩm Kodhavaggo).
27/07/2024 15:52:39

Câu chuyện: Doanh Nhân và Phật Pháp

Một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng vì sự nhạy bén và quyết đoán trong công việc, một ngày nọ quyết định đến một ngôi chùa nổi tiếng để tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. Sau khi nghe danh tiếng của vị hòa thượng uyên bác, ông quyết định gặp...