Thứ năm, 18/04/2024 14:52:26 (UTC+7) 95

Tại sao niệm Phật mà được phước như vậy?

Tú Quỳnh

Một là do nương theo đại nguyện của Đức Phật A Mi Đà. Hai là do tất cả các vị Phật đã tu vô lượng kiếp tất cả các pháp thiện, vì hành tất cả các pháp thiện để lợi ích cho tất cả chúng sanh. Ngài hy sinh tất cả từ vật chất cho

Một là do nương theo đại nguyện của Đức Phật A Mi Đà. Hai là do tất cả các vị Phật đã tu vô lượng kiếp tất cả các pháp thiện, vì hành tất cả các pháp thiện để lợi ích cho tất cả chúng sanh.

Ngài hy sinh tất cả từ vật chất cho đến cả thân mạng cũng không ngoài mong muốn đem đến sự an lạc và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.

Do đó mà Ngài mới được thành Phật. Cho nên chúng ta niệm Phật là niệm tổng công đức lành của Phật mà cũng là nguyện tu các công đức lành ấy. Do đó cũng được vô lượng công đức.

Kết quả đúng không sai, bởi đó là nguyên tắc. Tịnh độ được xây dựng trên nền tảng tịnh giới, có giữ giới thanh tịnh là có Tịnh độ. Chúng ta tu các thiện pháp, các thiện pháp chính là giới. Mười phương chư Phật cũng như thế không ngoài Tịnh giới.

Người tu tịnh độ cần có đầy đủ ba yếu tố như Sư ông Vạn Đức đã dạy: tín, nguyện, hạnh, nếu đầy đủ ba yếu tố trên thì chắc chắn sanh cực lạc.

‘‘Giới, định, tuệ thoát Ta Bà

Tín, nguyện, hạnh sanh Cực Lạc’’

Mùa an cư năm nay được các chư Tôn đức Hòa thượng đến chùa giảng dạy rút ra được kinh nghiệm cũng như bấy lâu nay Sư ông dạy cũng như thế, làm tăng thêm lòng tin của hành giả, không còn nghi ngờ gì nữa. Tịnh độ được chính Đức Phật Bổn Sư dạy qua các bộ kinh chính đó là: kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng, kinh A Mi Đà và các chư Tổ đã truyền thừa xiển dương. Cuối cũng chỉ rốt tha thiết phát nguyện xưng niệm hồng danh Nam mô A Mi Đà Phật:

Đức Phật A Mi Đà

Là vô thượng y vương

Nếu bỏ đây không cầu

Ấy là kẻ cuồng si !

Một câu hồng danh Phật

Là thuốc diệu Mi Đà.

Nếu bỏ đây không uống.

Thật lầm to lắm mà!

XEM NHIỀU

27/07/2024 16:13:35

Học nhận lỗi

Tôi nhớ rõ lời Đức Phật dạy: “Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả; là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được!” (PC.228 - Phẩm Kodhavaggo).
27/07/2024 15:52:39

Câu chuyện: Doanh Nhân và Phật Pháp

Một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng vì sự nhạy bén và quyết đoán trong công việc, một ngày nọ quyết định đến một ngôi chùa nổi tiếng để tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. Sau khi nghe danh tiếng của vị hòa thượng uyên bác, ông quyết định gặp...