Thứ hai, 16/09/2024 16:33:28 (UTC+7) 49

Trung ương Giáo hội phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại TP.HCM

Logo phải thể hiện được tinh thần từ bi, trí tuệ của Đạo Phật và tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam; Khẳng định truyền thống đoàn kết dân tộc của Phật giáo Việt Nam; vai trò, những đóng góp to lớn của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử hàng ngàn năm hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, góp phần vào chiến thắng lịch sử 30/4/1975 sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước

Trung ương Giáo hội phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại TP.HCM

Ngày 14/9/2024, Hội đồng Trị sự GHPGVN đã phát động cuộc thi biểu trưng (logo) Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại TP.HCM dành cho Tăng, Ni, Phật tử, những người yêu mến Đạo Phật trong cả nước; các tổ chức, cá nhân trong nước.

Theo đó, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ 20 sẽ do GHPGVN đăng cai tổ chức vào ngày 7-10/5/2025 tại TP.HCM. Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, Ban Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.

Theo thể lệ cuộc thi, thời gian nhận tác phẩm dự thi từ ngày 15/9/2024 đến ngày 25/9/2024. Tác phẩm dự thi gửi về Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội – Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Hoặc qua E-mail: vp1giaohoi@gmail.com; điện thoại 0982760624 (Thượng tọa Thích Minh Nhẫn, Phó Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội).

Các tác phẩm dự thi gửi dưới dạng file ảnh JPEG với dung lượng lớn hơn 3MB và nhỏ hơn 6MB, gửi tới địa chỉ: unvesak2025vietnam@gmail.com và vp1giaohoi@gmail.com với tiêu đề: “Logo Đại lễ Vesak LHQ 2025”. Trong trường hợp thực hiện gửi nhiều tác phẩm dự thi thì các tác phẩm được tải lên google drive (đối với ảnh), sau đó gửi đường link về email của Ban Tổ chức. Trong email gửi đường link cần ghi rõ: Họ và tên tác giả, Pháp danh (nếu có), số điện thoại, địa chỉ liên hệ để Ban Tổ chức thuận tiện trong liên lạc.

Logo phải thể hiện được tinh thần từ bi, trí tuệ của Đạo Phật và tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam; Khẳng định truyền thống đoàn kết dân tộc của Phật giáo Việt Nam; vai trò, những đóng góp to lớn của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử hàng ngàn năm hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, góp phần vào chiến thắng lịch sử 30/4/1975 sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; Thể hiện chủ đề chính của Đại lễ: “Đoàn kết, Thống nhất, Hợp tác: Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững” (Solidarity, Unification, and Cooperatives: Buddhist Insights for World Peace and Sustainable Development).

Tác phẩm dự thi phải đảm bảo các yêu cầu:

  1. Về tác phẩm dự thi

Logo mang tính biểu trưng cao, duy nhất, sáng tạo và không trùng lắp với bất cứ Logo nào khác ở trong nước và ở nước ngoài.

Logo phải gắn với dòng chữ: UN VESAK 2025

  1. Thuyết minh ý tưởng sáng tác: Mỗi tác phẩm dự thi cần gửi theo một bản thuyết minh ý tưởng sáng, trình bày ngắn gọn.
  2. Số lượng tác phẩm: mỗi tác giả có thể gửi tham gia không quá 05 tác phẩm dự thi.

Về giải thưởng gồm 01 giải nhất (15 triệu đồng và Bằng Tuyên dương Công đức của GHPGVN); 02 giải khuyến khích (mỗi giải 3 triệu đồng và Bằng Tuyên dương Công đức của GHPGVN).

Ban tổ chức sẽ công bố kết quả cuộc thi – trao giải và công bố logo chính thức dự kiến vào ngày 27/9/2024 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM (cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).

Về sử dụng tác phẩm và trách nhiệm của tác giả: GHPGVN được quyền sử dụng các tác phẩm đạt giải. Ban Tổ chức không trả lại các tác phẩm dự thi; Tác giả có tác phẩm dự thi phải chịu trách nhiệm về quyền tác giả và các vấn đề liên quan theo quy định của Pháp luật; Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về các tranh chấp về bản quyền tác phẩm của tác giả dự thi.

Thông tin chi tiết và cập nhật về thể lệ cuộc thi liên hệ địa chỉ E-mail ở trên.

PSO

 

XEM NHIỀU

20/09/2024 22:13:10

Hạnh nguyện Địa Tạng Bồ-tát

Bồ-tát nói rằng chúng sanh không có nghiệp ví như đất khô cằn, không màu mỡ. Nghiệp, hay ác nghiệp ví như phân và phiền não ví như nước. Hạt bồ-đề không thể gieo trồng trên mảnh đất cằn cỗi; nói cách khác, hạt bồ-đề gieo vào tâm chúng sanh có...