Thứ ba, 30/04/2024 07:35:44 (UTC+7) 51

Bài học khi sinh ra làm người nữ

Thưa Thầy, hiện giờ, con vẫn trăn trở về khái niệm “sứ mệnh” cuộc đời mà chồng con luôn nói đến – đó là việc phải sinh ra con cái, nuôi dạy chúng khôn lớn để đền đáp cuộc đời. Đó là lý do chính anh ấy ra đi.

Bài học khi sinh ra làm người nữ

Rồi trong lúc thiền định, con chợt thấy, do nghiệp quả nên con mới được sinh ra dưới thân một người phụ nữ, con phải học hết mọi bài học dành cho người phụ nữ, về sinh lý và tâm lý.

Về tâm lý, phụ nữ phải chịu đựng những chế định mà xã hội đã áp đặt lên họ từ hàng ngàn năm, có lẽ, không phải là chỉ do con người – mà phải có sự xuất phát nào đó về tâm linh, vì vậy, cần học về sự chịu đựng, hy sinh, nhường nhịn, khiêm tốn, thiệt thòi và suốt đời là người thứ hai đằng sau đàn ông – khi vượt qua và tìm thấy hạnh phúc trong những áp lực tâm lý đó, thì coi như con mới được hoàn thành bài học tâm lý của mình, với thân phận một người phụ nữ.

Về sinh lý thì phụ nữ có thiên chức sinh nở và nuôi con. Con đã và đang được học bài học nuôi con, còn thiên chức sinh nở thì sao?

Phải chăng con sẽ vô cùng khiếm khuyết nếu không học được bài học này? Phải chăng con nên cố gắng để được mang thai và vượt cạn, chịu đựng nỗi đau thể xác và tinh thần khi thực hiện thiên chức này của mình để hoàn chỉnh bài học sinh lý của phụ nữ? Có phải vì thế mà chồng con luôn cố gắng có con đẻ?…

Nhưng dường như có điều gì xa cách với giáo pháp khi con cố gắng phải đạt được việc có thai và sinh nở, để được giác ngộ hoặc mong học xong nhanh bài học cuộc đời?

Trả lời:

“Sứ mệnh” đó ở thú vật thì hoàn toàn đúng, còn ở con người thì còn có những sứ mệnh thiêng liêng cao cả hơn, bởi con người có tiến hóa từ thể xác đến tâm hồn, còn con thú thì dừng lại nơi sứ mệnh bản năng của nó mà thôi.

Nếu một người chưa học ra bài học làm cha làm mẹ hay bất cứ bài học nào khác mà pháp “giao phó” thì trước sau gì họ cũng phải học, nhưng người đã vượt qua được bản năng thể xác thì họ không cần phải làm “sứ mệnh” truyền giống nữa, mà họ sẽ “cưu mang” chân lý để “truyền giống” giác ngộ giải thoát cho đời.

Con đừng trăn trở gì cả, hãy lắng nghe quan sát chính mình để phát hiện ra con thật sự cần phải thi hành “sứ mệnh” nào.

Con cũng không cần chọn lựa “sứ mệnh” theo ý mình hay theo quan niệm của ai khác, mà hãy bài học của pháp đã, đang và sẽ đến với con trong từng giây từng phút. “Sứ mệnh” đích thực của con là học nhận thức ra “ý pháp” muốn truyền đạt điều gì trong bài học đó.

Pháp luôn đến điều chỉnh nhận thức và hành vi của con, giúp con giác ngộ giải thoát, do đó “sứ mệnh” duy nhất của con cũng chính là học cách tùy duyên điều chỉnh nhận thức và hành vi cho thuận pháp.

Tất cả những quan niệm và hành vi chủ quan sai lầm của ai cũng đều phải trả giá trước sự “phán xét” rất công minh của pháp để giúp họ giác ngộ. Khi con thấy ra điều đó tâm con sẽ không còn thắc mắc vì rất bình an trước tất cả bài học giữa cuộc đời cho từng tình huống riêng của mỗi người…

Nguồn: trungtamhotong.org

XEM NHIỀU

27/07/2024 21:59:18

UNESCO công nhận Di sản thế giới cho 7 ngôi chùa cổ

Ban Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc (CHA), một tổ chức chính phủ với nhiệm vụ bảo tồn và giới thiệu các di sản quốc gia, đã nộp đơn đề nghị UNESCO công nhận Di sản Thế giới cho 7 ngôi chùa cổ ở nước này.
27/07/2024 21:54:43

Học hạnh của Đất

Nam mô đức Bồ Tát Đại Kiên Đại Hậu Đại Lực Địa Tạng Vương và Tôn Giả Mật Hạnh La Hầu La (C)
27/07/2024 16:13:35

Học nhận lỗi

Tôi nhớ rõ lời Đức Phật dạy: “Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả; là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được!” (PC.228 - Phẩm Kodhavaggo).
27/07/2024 15:52:39

Câu chuyện: Doanh Nhân và Phật Pháp

Một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng vì sự nhạy bén và quyết đoán trong công việc, một ngày nọ quyết định đến một ngôi chùa nổi tiếng để tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. Sau khi nghe danh tiếng của vị hòa thượng uyên bác, ông quyết định gặp...