Thứ ba, 30/04/2024 06:17:12 (UTC+7) 107

Bài kệ truyền thừa của các tông phái

Các tông phái Phật giáo Việt Nam được truyền thừa và các thế hệ Chư tổ thường dùng các bài kệ để đặt pháp danh, pháp tự. Việc này bắt đầu xuất hiện khi có tông Lâm Tế và tông Tào Đông từ Trung Hoa truyền sang Việt Nam khoảng thế kỷ thứ XVII.

Bài kệ truyền thừa của các tông phái

Phật giáo Việt Nam hiện nay đều xuất từ Thiền Tông và đa số thuộc dòng Tào Động (miền Bắc), Lâm Tế (miền Trung và miền Nam). Các Long vị của các Ngài Tổ đều ghi Lâm Tế, nhưng pháp tu lại kiêm cả Tịnh và Mật Tông.

Ví dụ, ở Huế hiện ít nhất cũng đang truyền thừa theo ba (3) bài kệ của từng vị Tổ môn phái xuất kệ nhưng đều thuộc dòng Lâm Tế.

Bài kệ của Ngài Thiền Sư Vạn Phong Thời Uỷ (Môn phái Hải Đức, Huế. Môn phái Thập Tháp Di Đà, Bình Định, đều dùng bài kệ nầy:

1. Tổ Vạn Phong Thời Uỷ dòng Lâm Tế đời thứ 21 ở chùa Thiên Đồng – Trung Hoa xuất kệ:

– Môn phái Hải Đức (Huế)

– Môn phái Thập Tháp Di Đà (Bình Định)

Đều dùng bài kệ:

Tổ Đạo Giới Định Tông

Phương Quảng Chứng Viên Thông

Hành Siêu Minh Thật Tế

Liễu Đạt Ngộ Chơn Không

– Truyền đến đời 39, Tổ Ngộ Thiệu – Minh Lý Tổ Đình Thập Tháp – Bình Định có bài Tục kệ như sau:

Như Nhật Quang Thường Chiếu

Phổ Châu Lợi Ích Đồng

Tín Hương Sanh Phước Huệ

Tương Kế Chấn Từ Phong.

2. Môn phái Tổ Liễu Quán thuộc Đời thứ 35 tông Lâm Tế sau khi đắc pháp với Tổ Minh Hoằng – Tử Dung xuất bài kệ sau:

Thật Tế Đại Đạo

Tánh Hải Thanh Trừng

Tâm Nguyên Quảng Nhuận

Đức Bổn Từ Phong

Giới Định Phước Huệ

Thể Dụng Viên Thông

Vĩnh Siêu Trí Quả

Mật Khế Thành Công

Truyền Trì Diệu Lý

Diễn Xướng Chánh Tông

Hạnh Giải Tương Ưng

Đạt Ngộ Chơn Không

3. Môn phái Tổ Nguyên Thiều vào Nam hoằng hoá dòng Lâm Tế Gia Phổ lại dùng bài kệ của Ngài Mộc Trần – Đạo Mân đời thứ 31 dòng Lâm Tế xuất kệ như sau:

Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên

Minh Như Hồng Nhật Lệ Trung Thiên

Linh Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Phổ

Chiếu Thế Chơn Đăng Vạn Cổ Truyền

4. Môn phái Chúc Thánh Tổ Minh Hải – Pháp Bảo biệt xuất bài kệ khác như sau:

– Các tỉnh khác:

Minh Thiệt Pháp Toàn Chương

Ấn Chơn Như Thị Đồng

Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu

Kỳ Quốc Tộ Địa Trường

Đắc Chánh Luật Vi Tuyên

Tổ Đạo Giải Hạnh Thông

Giác Hoa Bồ Đề Thọ

Sung Mãn Nhơn Thiên Trung

– Riêng Chúc Thánh Bình Định do HT Đỗng Quán tìm trong gia phả họ Tạ gia tộc Tổ Nguyên Thiều bài kệ:

Minh Thiệt Pháp Toàn Chương

Ấn Chơn Như Thị Đồng

Vạn Hữu Duy Nhất Thể

Quán Liễu Tâm Cảnh Không

Giới Hương Thành Thánh Quả

Giác Hải Dũng Liên Hoa

Tín Tấn Sanh Phước Huệ

Hạnh Trí Giải Viên Thông

Ảnh Nguyệt Thanh Trung Thuỷ

Vân Phi Nhật Khứ Lai

Ðạt Ngộ Vi Diệu Pháp

Hoằng Khai Tổ Đạo Trường

5. Môn phong Bích Liên, Tổ Bích Liên – Trí Hải – Đạo Quang biệt xuất kệ:

– Tổ Đình Bích Liên Bình Định:

Chơn Ngọc Hồng Sơn Chiếu

Trừng Châu Bích Hải Viên

Lý Minh Tri Tánh Diệu

Trí Mật Ngộ Tâm Huyền

Tịch Duyên Hoài Túy Liễu

Lạc Quốc Ngự Kim Liên

Thánh Cảnh Qui Lai Nhật

Tông Phong Chấn Cổ Truyền.

6. Ngài Trí Bản – Đột Không đời thứ 14 tông Lâm Tế khai sáng biệt xuất kệ:

Trí Huệ Thanh Tịnh

Đạo Đức Viên Minh

Chơn Như Tánh Hải

Tịch Chiếu Phổ Thông

Tâm Nguyên Quảng Tục

Bổn Giác Xương Long

Năng Nhơn Thánh Quả

Thường Diễn Khoan Hoằng

Duy Truyền Pháp Ấn

Chánh Ngộ Hội Dung

Không Trì Giới Hạnh

Vĩnh Kế Tổ Tông

7. Ngài Minh Hành – Tại Toại ở miền Bắc cũng biệt xuất bài kệ:

Minh Chơn Như Tánh Hải

Kim Tường Phổ Chiếu Thông

Chí Đạo Thành Chánh Quả

Giác Ngộ Chứng Chơn Không

8. Môn phái Tào Động Ngài Tri Giáo – Nhất Cú cũng xuất bài kệ:

Tịnh Trí Viên Thông Tông Từ Tánh

Khoan Giác Đạo Sanh Thị Chánh Tâm

Mật Hạnh Nhân Đức Xưng Lương Huệ

Đăng Phổ Chiếu Hoằng Pháp Vĩnh Trường

9. Môn phái Thiên Thai Giáo Quán, Tổ Hiển Kỳ truyền sang đời thứ 21 theo kệ:

– Pháp Danh:

Chơn Truyền Chánh Thọ

Nhứt Thừa Đốn Quán

Niệm Khởi Tịch Nhiên

Như Thị Trí Đức

Nhân Duyên Sanh Pháp

Đẳng Danh Vi Hữu

Thanh Tịnh Phổ Biến

Quả Huệ Đại Dụng

Linh Nhạc Tâm Tông

Ấn Định Cổ Kim

Tu Tánh Lãng Chiếu

Bổn Thể Huyền Diệu

Lý Sự Tức Không

Trung Đạo Viên Dung

Cảm Thông Ứng Thường

Thật Tướng Vĩnh Phương

– Pháp Hiệu/ Pháp Tự:

Đạo Giáo Diễn Dịch

Lập Định Chỉ Yếu

Công Thành Đế Hiển

Vạn Tượng Hải Hiện

Sơ Môn Ngộ Nhập

Kỷ Tha Ích Lợi

Nguyên Thâm Lưu Viễn

Bá Thiên Chi Thế

Tổ Đạo Đức Hoằng

Năng Sở Dẫn Đồng

Liễu Đạt Tắc An

Thục Phân Nhị Tam

Hóa Pháp Toại Hành

Cứu Cực Chương Minh

Trường Diễn Kỳ Cương

Hằng Tác Châu Thuyền

10. Tổ Hồng Ân – Như Nguyện – Giải Trình dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời 41 biệt xuất kệ:

– Pháp danh:

Như Tâm Nguyên Tịch

Tánh Hải Tịch Nhiên

Thanh Trung Hiển Đạt

Khế Ngộ Bổn Tâm

– Pháp tự:

Giải Trừng Đức Niệm

Túc Liễu Giác Minh

Thái Truyền Đăng Pháp

Từ Huệ Độ Nhân

11. Tổ Chơn Phước – Huệ Pháp Tổ Đình Minh Tịnh Bình Định biệt xuất kệ phái:

Chơn Như Giác Tánh Hải

Ứng Hoá Tổng Tuỳ Duyên

Trang Nghiêm Vạn Đức Mãn

Bình Đẳng Nhất Thể Viên

Minh Huy Siêu Nhật Nguyệt

Tịnh Tịch Biến Tam Thiên

Huệ Quang Đẳng Pháp Giới

Đạo Mạch Quảng Không Truyền.

Nguồn: Người Phật Tử

XEM NHIỀU

27/07/2024 21:59:18

UNESCO công nhận Di sản thế giới cho 7 ngôi chùa cổ

Ban Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc (CHA), một tổ chức chính phủ với nhiệm vụ bảo tồn và giới thiệu các di sản quốc gia, đã nộp đơn đề nghị UNESCO công nhận Di sản Thế giới cho 7 ngôi chùa cổ ở nước này.
27/07/2024 21:54:43

Học hạnh của Đất

Nam mô đức Bồ Tát Đại Kiên Đại Hậu Đại Lực Địa Tạng Vương và Tôn Giả Mật Hạnh La Hầu La (C)
27/07/2024 16:13:35

Học nhận lỗi

Tôi nhớ rõ lời Đức Phật dạy: “Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả; là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được!” (PC.228 - Phẩm Kodhavaggo).
27/07/2024 15:52:39

Câu chuyện: Doanh Nhân và Phật Pháp

Một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng vì sự nhạy bén và quyết đoán trong công việc, một ngày nọ quyết định đến một ngôi chùa nổi tiếng để tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. Sau khi nghe danh tiếng của vị hòa thượng uyên bác, ông quyết định gặp...