Thứ bảy, 01/06/2024 21:56:46 (UTC+7) 109

Đặc sắc di tích, kiến trúc nghệ thuật chùa Bút Tháp

Văn Đức

(BTV) Chùa Bút Tháp còn có tên gọi khác là “chùa Ninh Phúc, Ninh Phúc tự, Ninh Phúc thiền tự, chùa Thiếu Lâm”. Nay thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành. Năm 2013, chùa Bút Tháp đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Đặc sắc di tích, kiến trúc nghệ thuật chùa Bút Tháp

Được xây dựng từ thế kỷ 14 với diện tích khoảng 10.000 m2, chùa Bút Tháp tọa lạc tại thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, với lối kiến trúc độc đáo, bố cục hài hòa với môi trường thiên nhiên.

Được xây dựng từ thế kỷ 14 với diện tích khoảng 10.000 m2, chùa Bút Tháp tọa lạc tại thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, với lối kiến trúc độc đáo, bố cục hài hòa với môi trường thiên nhiên.

2

Công trình ngoài cùng là Tam quan, có kiến trúc tương đối giản dị. Gồm 3 gian, dài 9 m, rộng 5,25 m với 4 bộ vì chồng rường, tì lực lên 3 hàng chân cột, mái lợp ngói mũi.

Tiếp đó là 7 tòa nhà nối tiếp nhau: Tiền Đường, Thiên Hương, Thượng điện, Tích Thiện Am, nhà Trung, Phủ thờ, Hậu đường với tổng chiều dài hơn 100 m.

3

4

5

Dù đã trải qua 5 lần trùng tu, bắt đầu từ thế kỷ 17 và lần gần đây nhất là năm 1992 – 1996, nhưng về cơ bản, kiến trúc của chùa vẫn gần như nguyên vẹn và được giới chuyên môn đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc quy mô hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam.

6

7

8

Cây cầu bằng đá nối giữa tòa Chính điện với Tòa Cửu Phẩm Liên Hoa được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo và độc đáo.

Cũng như như nhiều ngôi chùa cổ khác, toàn bộ kiến trúc chính của chùa Bút Tháp quay theo hướng Nam, mà theo đạo Phật đây là hướng của trí tuệ. Khu trung tâm bao gồm 8 nếp nhà đều nằm ngang, chạy song hành, được bố trí trên một trục dọc.

Ngôi chùa có kiến trúc nội công và ngoại quốc. Tiền đường cũng như 2 dãy hành lang và hậu Tổ đã tạo thành chữ Quốc. Từ tòa Tiền đường đến Chính điện thì tạo thành những chữ Công, từ Chính điện qua cây cầu đá và tòa Cửu phẩm Liên Hoa thì tạo thành những chữ Công tiếp.

9

10

11

Lối vào chùa hầu như không đi bằng cửa chính mà chỉ đi bằng 2 cổng phụ khiến không gian thoáng đãng.

Ngoài giá trị lịch sử, kiến trúc, hiện trong chùa Bút Tháp còn lưu giữ bốn nhóm bảo vật quốc gia gồm: Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay được công nhận năm 2012 và ba pho tượng Tam Thế, tòa Cửu phẩm Liên Hoa, Hương án cùng được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020.

12

13

14

15

16

Tháp Báo Nghiêm và tượng Thiền sư Chuyết Chuyết

Điểm đặc biệt, độc đáo của chùa Bút Tháp là ngọn bảo tháp bằng đá, có tên là tháp Báo Nghiêm, bên trong thờ tượng Thiền sư Chuyết Chuyết. Nổi bật hẳn giữa vùng đồng bằng rộng lớn.

Tháp Báo Nghiêm giống như cây bút khổng lồ, có 5 tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh, xung quanh tháp được trang trí hoa văn sinh động và độc đáo. Tầng dưới cùng của tháp có 13 bức chạm đá, chủ yếu là hình các con thú. Tháp là sự kết hợp điêu luyện của tài nghệ ghép đá với nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của những nghệ nhân xưa.

17

Ba pho tượng Tam Thế, một trong 4 nhóm bảo vật quốc gia tại chùa

Trong chùa có hệ thống tượng Phật phong phú như các vị Bồ Tát, Hộ Pháp, La Hán… Ngoài ra, còn có hơn 70 pho tượng gỗ với biểu cảm sinh động. Nơi đây được đánh giá là khuôn mẫu Phật giáo ở Việt Nam.

18

19

20

21

Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay

Tâm điểm chú ý của giới du khách thăm quan tại chùa Bút Tháp là tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay đẹp nhất Việt Nam. Đây được xem là tuyệt tác độc nhất vô nhị trong các di sản nghệ thuật văn hóa cổ xưa.

“Tượng có 42 tay lớn và 904 tay nhỏ, nên từ xưa đến nay người dân quen gọi là tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay. Trong quan niệm của đạo Phật, hình tượng Phật Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt chứa đựng rất nhiều phép thuật để cứu độ chúng sinh muôn loài”.

22

23

24

25

Tòa Cửu Phẩm Liên Hoa

Tại chùa Bút Tháp còn có cây Cửu Phẩm Liên Hoa, một tác phẩm được chạm khắc tinh xảo. Cửu Phẩm Liên Hoa là tháp làm bằng gỗ hình bát giác, xếp 9 tầng theo kiểu tòa sen, thể hiện 9 kiếp tu của Đức Thích Ca Mâu Ni. Tháp có thể xoay được mà không phát ra âm thanh.

Một số hình ảnh đặc sắc về kiến trúc của chùa:

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

IMG_0208

IMG_0271

Nhiều thế kỷ đã trôi qua, song chùa Bút Tháp vẫn còn giữ được nguyên vẹn khối kiến trúc, đồ thờ, tượng cổ của người Việt xưa. Nơi đây luôn là một trong những trung tâm Phật giáo có ảnh hưởng lớn tại vùng quê Bắc Ninh – Kinh Bắc và là điểm đến hấp dẫn của du lịch tâm linh đối với nhiều du khách trên khắp mọi miền đất nước cũng như nước ngoài khi tới Việt Nam.

XEM NHIỀU

27/07/2024 16:13:35

Học nhận lỗi

Tôi nhớ rõ lời Đức Phật dạy: “Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả; là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được!” (PC.228 - Phẩm Kodhavaggo).
27/07/2024 15:52:39

Câu chuyện: Doanh Nhân và Phật Pháp

Một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng vì sự nhạy bén và quyết đoán trong công việc, một ngày nọ quyết định đến một ngôi chùa nổi tiếng để tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. Sau khi nghe danh tiếng của vị hòa thượng uyên bác, ông quyết định gặp...