Hàng ngàn em nhỏ đến Việt Nam Quốc Tự thắp đèn trung thu trong “Trung thu yêu thương”
Không ai được quá nhiều mà cũng không ai mất đi quá nhiều. Nhân quả công bằng, không bao giờ cho con người cái gì mà không lấy mất đi của họ một thứ khác. Trong cuộc đời mỗi con người, có người cho nhiều hơn là nhận, lại có kẻ thích nhận hơn cho
Không ai được quá nhiều mà cũng không ai mất đi quá nhiều. Nhân quả công bằng, không bao giờ cho con người cái gì mà không lấy mất đi của họ một thứ khác.
Trong cuộc đời mỗi con người, có người cho nhiều hơn là nhận, lại có kẻ thích nhận hơn cho đi. Khi ta có được một thứ gì đó cả về vật chất lẫn tinh thần, đồng nghĩa với sự mất mát ở một mặt khác. Đó là quy luật không thành văn của cuộc sống. Đó cũng là một lí lẽ cho những bất hạnh hay hạnh phúc; được và mất.
“Được” nghĩa là như thế nào? Ta có thể hiểu từ “được” theo ý nghĩa khách quan. Khi ta nhận một sự tốt đẹp nào đó từ ai khác ban tặng hay từ những nỗ lực ta cố gắng thực hiện được thành công. Khác với “bị” hoàn toàn từ “được” ở đây mang một ý nghĩa khích lệ tinh thần làm cho tâm trạng con người vui vẻ, thoải mái. Trái ngược một cách gay gắt với được là mất và có thể hiểu rằng không có cái được nào mà không mất đi. Mất tiền bạc, mất tình cảm, mất bạn… điều gọi chung là mất mát trong cuộc đời và làm ta chùn bước, đau khổ, thậm chí gục ngã. Thế nhưng không có gì là toàn diện, tất nhiên ta sẽ thấy và chạm phải hai mặt đối lập của được và mất để cảm nhận sâu sắc sự khác biệt của chúng.
Trong cuộc sống về mặt vật chất, khái niệm được và mất tồn tại ở một lằn ranh rõ ràng và đối lập. Ông trời không bao giờ cho con người cái gì mà không lấy mất đi của họ một thứ khác. Khi bạn trúng một tờ vé số, nghĩa là bạn phải mất một cái gì đấy trước đó. Gọi nôm na là “bù đắp”. Sự “được” ở đây đồng nghĩa với việc xoa dịu đi cái mất mát trước kia. Đơn giản hơn là mua một chiếc tivi với giá cao hàng tốt tương ứng với việc mất một khoản tiền lớn để có nó. Điều đó còn đại diện cho một khái niệm rõ ràng nhưng ẩn giấu: công bằng. Lẽ nào ta lại có được tất cả vật chất quý giá mà không tốn một đồng? Lẽ nào khi cho đi ta lại không được gì? Xét cho cùng vật chất tạo ra từ con người và cũng hình thành nên khái niệm “được”- “mất” trong cuộc sống.
Còn về mặt tinh thần được và mất thậm chí chỉ xê xích sợi tơ, lẫn lộn và mờ nhạt, dễ bị tinh thần cá nhân chi phối một cách đáng kinh ngạc. Một trường hợp ví dụ bạn giúp một bà cụ qua đường, không may bạn bị xe quẹt phải và trầy trụa khắp người. Thế nhưng khi đối diện với ánh mắt biết ơn của bà cụ, sự đau đớn tan biến nhanh chóng. Bạn cho đó là niềm vui, là hạnh phúc. Gia đình bạn thì không, họ quở trách khi thấy bạn bị xây xát vì bởi lo lắng. Sâu trong lòng bạn vẫn cảm thấy vui và mãn nguyện với chính mình. Đó là sự “được”. Ta thà mất đi lành lặn của da thịt, để đổi lại niềm hạnh phúc cho riêng mình. Có mấy ai dám làm và được trọn vẹn đâu?
Không ai được quá nhiều mà cũng không ai mất đi quá nhiều. Vậy ai giải thích được tại sao có những danh nhân giàu có và có những đứa trẻ bị chất độc da cam nghèo khổ? Sự đối lập đó có quá bất công không? Không đâu, họ luôn có một niềm vui nào đó để bù đắp lại hay một nỗi khổ tâm thầm kín. Những đứa trẻ được tình thương nhiều hơn từ ba mẹ, làng xóm, và cả một xã hội dõi theo với niềm xót xa, day dứt. Còn những doanh nhân kia có thể nhiều tiền, trái lại ít hạnh phúc, họ vô tình với cuộc sống và gia đình để chạy đua cùng những con số và đồng tiền. Tiền là giấy, tiền là phù du nhưng trong tâm trí họ nó là tất cả, tất cả niềm vui vô vọng và phù phiếm.
Về mặt tinh thần, được và mất luôn xoa dịu và chồng chất lên nhau tạo đủ cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố… không phải cứ vui là ta đang sung sướng. Đôi lúc ta đang buồn, nhưng có một bờ vai để tựa vào là một thứ hạnh phúc khác. Có những nghệ sĩ hài, hễ bước lên sân khấu là khiến khán giả cười, ai biết trong lòng họ đang khóc ròng. Ai biết được họ lấy những nụ cười của khán giả để trám lên con tim đau khổ của họ? niềm vui mong manh nhưng giúp cân bằng với một nỗi đau vô bờ bến:
“Được và mất” là bài học đầu tiên để con người biết được các niềm đau khổ và vui sướng của cuộc sống. Chúng ta cũng nên rèn luện bản thân mình thường xuyên. Hy vọng, cả một xã hội loài người bao la này, sẽ dung hòa và hiểu rõ được hai chữ “được”, “mất”, để xây dựng một cuộc sống hoàn hảo hơn về tình cảm lẫn vật chất. Khi “được” cái gì chúng ta cũng đừng quá vui sướng và khi “mất” cái gì thì chúng ta cũng đừng quá đau khổ, làm được như vậy cuộc sống chúng ta sẽ nhẹ nhàng và an lạc.
Hàng ngàn em nhỏ đến Việt Nam Quốc Tự thắp đèn trung thu trong “Trung thu yêu thương”
Thái Nguyên: Tịnh xá Linh Sơn trao 200 phần quà cứu trợ đồng bào ảnh hưởng bởi bão số 3 (bão Yagi)
Học viện Phật giáo VN tại Huế tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp Cử nhân Phật học khóa XI (2020-2024)
Tăng Ni, Phật tử TP.HCM góp hơn 3,5 tỷ đồng gởi đồng bào ảnh hưởng bão lũ ở miền Bắc