Thứ hai, 03/06/2024 21:40:07 (UTC+7) 87,654,736

Không vì sự động loạn mà phủ nhận đi PHÁP CÚNG DƯỜNG được.

Minh Hạnh

Tất cả các hình thức đạo giáo, tôn giáo, tín ngưỡng đều có Giáo Sản là tài sản có được từ sự đóng góp của tín đồ. Đạo Ky tô, Tin Lành, Hoà Hảo, Cao Đài, Hồi giáo có Giáo sản cũng là như vậy. Thậm chí ngay chợ Miền Tây tại Tp.HCM, qua cổng chính là gặp một chỗ thờ Vị khai sáng ra chợ ấy, cũng có một thùng công đức để người qua kẻ lại, tuỳ tâm mà phụng hiến tiền của mình, để góp phần duy trì sự thờ phụng ấy.

Phật giáo gọi sự tuỳ tâm góp vào tịnh tài tiền của như thế là cúng dường.
Tuy nhiên, để duy trì một Phật sự tại chùa chiền tự viện, không chỉ cúng dường tịnh tài mà thành tựu cho được, mà phải có thêm hình thức cúng dường thế này : Ai có lòng mà gia duyên ràng buộc thì cúng dường bằng cách Góp Tên, người bận làm ăn mà có lòng thì Góp Của, người nghèo khó mà có lòng thì Góp Công, người khỏe mạnh có lòng thì Góp Sức. Ấy, nó phải là vậy lận kia.
Và, pháp cúng dường như thế được định lượng trên sự Tuỳ Tâm, Tuỳ Hỷ nghĩa là tuỳ theo tấm lòng và sự vui vẻ của người cúng. Sự cúng dường ấy cũng gọi là Hỷ Cúng, cúng dường trong sự Hoan hỷ, không bị cưỡng ép và không bị dụ dỗ. Cúng dường như thế sẽ được phước. Phước được định nghĩa là Thân và Tâm ít bị hoặc không bị trở ngại và chướng ngại.
Thế rồi, từ sự Tuỳ Tâm Hỷ cúng ấy, tịnh tài được góp vào có thể được hoặc là gom lại phụng hiến lên Tam bảo là trùng hưng xây dựng chùa chiền tự viện, hoặc là được tán ra để phân phát cho quần chúng thập phương, như phát quà trung thu chẳng hạn. Sự tán ra phân phát cũng dựa trên tấm lòng, gọi là chia sẻ. Và tấm lòng chia sẻ đó không mảy may có tâm ý dụ dỗ người ta vào đạo để biến đạo Phật thành Đạo Dụ, như mấy chục năm trước có nghe lan truyền rằng “theo Đạo có gạo mà ăn”.
Tóm lại mà nói : Cúng Dường Vào hay Sử Dụng Sự Có Được Bằng Pháp Cúng Dường đều dựa trên “vận tâm bình đẳng, pháp lực vô biên”.
Có cái đáng buồn là trong tất cả các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, cũng có những thành phần kêu gọi sự góp vào bằng tâm ý không thanh tịnh, và người cúng dường đến hoặc góp của vào cũng có lắm kẻ có động thái vẫn đục. Người nhận cúng dường và kẻ đến cúng dường đều phi pháp. Kêu gọi cúng dường bất chấp nhân quả, và người cúng dường vào thì khoe khoang rủ rê mọi lúc, đến khi không cúng nữa thì cũng như lúc cúng, đứng giữa đường làng mà la lên, mong cho đầu trên xóm dưới đừng cúng như mình cho bỏ cơn giận, cho nư cơn tức. Cả 2 đối tượng này, đều sai và đều nên lên án.
Ấy thế rồi, thấy một vài thành phần như thế, không lẽ lại đi phủ nhận Pháp Cúng Dường hay sao ? Đâu có được. Làm vậy thì là việc làm của kẻ thiếu trí.
Không lẽ vì một vài thành phần chạy xe mà đánh võng, gây nạn chết người, rồi không lẽ ta đi chửi mắng người tạo ra xe và tiệm bán xe, rồi cái ta cấm sử dụng xe cộ à.
Đâu có cái lý như vậy ?
Phê phán phải có trí chút chứ, để sự phê phán cho biết đúng sai cong quẹo chứ.
Từ những sự như vậy, để khẳng định : Cúng Dường thì được và có Phước, không nói lôi thôi và tranh luận xằng bậy mà hoặc là phủ nhận hoặc là phá đi cái Pháp Cúng dường mà được.
– Chúc Ngày Mới vạn an –

XEM NHIỀU

27/07/2024 21:59:18

UNESCO công nhận Di sản thế giới cho 7 ngôi chùa cổ

Ban Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc (CHA), một tổ chức chính phủ với nhiệm vụ bảo tồn và giới thiệu các di sản quốc gia, đã nộp đơn đề nghị UNESCO công nhận Di sản Thế giới cho 7 ngôi chùa cổ ở nước này.
27/07/2024 21:54:43

Học hạnh của Đất

Nam mô đức Bồ Tát Đại Kiên Đại Hậu Đại Lực Địa Tạng Vương và Tôn Giả Mật Hạnh La Hầu La (C)
27/07/2024 16:13:35

Học nhận lỗi

Tôi nhớ rõ lời Đức Phật dạy: “Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả; là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được!” (PC.228 - Phẩm Kodhavaggo).
27/07/2024 15:52:39

Câu chuyện: Doanh Nhân và Phật Pháp

Một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng vì sự nhạy bén và quyết đoán trong công việc, một ngày nọ quyết định đến một ngôi chùa nổi tiếng để tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. Sau khi nghe danh tiếng của vị hòa thượng uyên bác, ông quyết định gặp...