Chủ nhật, 21/04/2024 22:54:47 (UTC+7) 57

Ngôn Ngữ Mật Tâm

Khi thực hành pháp tu mật chú Chuẩn Đề, người hành giả trước nhất phải biết quán soi cái thân ngũ uẩn của mình, biết thân tứ đại; đất, nước, gió, lửa này là do sự hòa hợp giả hợp với nhau mà thành. Trước nhất chúng ta cùng nhau phơi bày ra sắc, thọ,

Ngôn Ngữ Mật Tâm

Khi thực hành pháp tu mật chú Chuẩn Đề, người hành giả trước nhất phải biết quán soi cái thân ngũ uẩn của mình, biết thân tứ đại; đất, nước, gió, lửa này là do sự hòa hợp giả hợp với nhau mà thành.

Trước nhất chúng ta cùng nhau phơi bày ra sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nó ở đâu và nó có với hình thức nào?

Nói đến sắc thì chúng ta cũng nên hiểu rằng nó không có giới hạn ở hình danh sắc tướng màu sắc, mà nó còn ở lại nơi hư không, và ở vô ký – Những cái đó nó cũng là sắc cả.

Một cành hoa, một cảm giác hai cái phạm trù này: Một là sắc thấy rõ, một là thọ cảm, cảm giác. Nhưng chúng cũng trùng lên nhau. Một cành hoa đẹp sẽ sanh thọ cảm dễ chịu vui tươi, mà khi đó có cảm giác thọ dễ chịu vui tươi, thì ngay đó “ tưởng” nó cũng đã dính vào, khi tưởng cảm xúc đã dính vào thì cứ tăng giảm, tới lui trùng lên nhau, khi đó “ hành” cũng đã có mặt. Tất cả một chuỗi chuyển biến vọng nghiệp từ; sắc, thọ, tưởng, hành bốn cái đó đều do “ Thức” chủ động cả. Nếu như mọi sắc tướng luôn cả hư không cùng vô ký, rồi thọ, tưởng hành đều do “ Thức” chủ động, thì ở thế gian này và trong tâm thức sâu thẳm đều do sự thể hiện của “ Thức biết” nó vừa biết vừa phân biệt. Khi chúng ta niệm trì “ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm” trong thời gian hành trì đó, vọng niệm nổi lên liên tục. Nếu ngay nơi đó ta tỉnh giác nhìn thấy nó, chúng ta ngay nơi đó các bạn chỉ nên nhìn thấy nó thôi, không cần phải ngay nơi đó mà hình thành nên sự phân biệt cho đó là pháp tối thiện, hay ác. Vì thiện hay ác nó cũng là ngũ uẩn, sắc, thọ, tưởng, hành, thức – Ngũ uẩn này nó có muôn màu, muôn vẻ hình sắc, thọ cảm, tưởng tượng, phân biệt khác nhau. Cho nên trong đời sống hàng ngày của ta hay lúc hành trì niệm chú, mỗi pháp, mỗi ý niệm nổi lên nó đều là ngũ uẩn; sắc, thọ, tưởng, hành, thức cả nó 1 những đủ cả 5 cái trong đó. Quý vị cứ bình tĩnh tỉnh giác nơi đó, mà quán soi sẽ thấy nó biến dạng, di chuyển, sanh diệt hình thành đủ loại “ Hành nghiệp”. Chỉ cần trong thiền định niệm trì kia, ta chỉ thấy biết một vệt ánh sáng thôi, nếu ngay đây ta không tỉnh giác kiên định để chỉ biết một vệt ánh sáng thôi, không tiếp theo “ Hành nghiệp” để phân biệt thì nó sẽ không làm gì ta cả, tiếng niệm chú cùng âm thanh ta đang niệm chú vẫn nghe rõ ràng. Còn nếu nơi đây ta chạy theo vọng nghiệp phân biệt cho đó là ánh sáng của Phật Thánh, đó là ánh sáng của Quỷ – Chỉ cần phân biệt ngay đó và bao nhiêu đó thôi thì cảm xúc ngay đó sẽ nổi lên. Khi chúng ta phân biệt như vậy, thì những hình ảnh cảm xúc ngũ ấm của quá khứ đã qua nó sẽ trở lại để duyên với cảnh ta đang phân biệt đó, để chúng ta tự đạo diễn, tự phân tích rồi quyết định ( Định Nghiệp) cho đó là tốt, là xấu. Nếu tốt thì cảm giác thoải mái, ngược lại thì khó chịu. Khi đã có hình danh sắc tướng sắc, thọ, tưởng, hành, thức mới, thì cái “tưởng” sẽ tưởng tượng đến chuyện sở hữu ( vì chấp ngã thật có – chấp pháp thật có ). Rồi tự đặt ra phải bảo vệ, bảo thủ nếu không được sẽ khó – vạn pháp sẽ sanh ngay đó, thế giới căn thân bắt đầu huân tập vào tàng thức. Một chuỗi sanh diệt luân hồi sanh tử trong vọng thức đã hình thành. Một phút ta hình thành như vậy, thì quí vị sẽ thấy duyên nghiệp, nghiệp trần miên miên, trùng trùng duyên khởi. Cả một năm, cả một đời người thì biết bao nhiêu chuyện vọng nghiệp như vậy. Cho nên chúng ta bị che lấp mãi mãi, cứ sống trong sự vọng tưởng. Phương pháp tu học của Đức Phật mục đích dạy chúng ta ngồi thiền niệm phật, niệm chú cúng chỉ muốn chúng ta thấy cái nghiệp lăng xăng như vậy – Cái lăng xăng đó nó ở trong nghiệp thức của chúng ta. Chỉ có người thiền định tu tập, tu học tỉnh giác ngay bản tâm thanh tịnh đó mới nhìn thấy, mới giải thoát và chia sẻ lại với mọi người. Cho nên ngay khi bạn niệm “ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm” mà có những niệm vi tế như thế, cứ bình tĩnh đọc tụng âm chú rõ ràng, không chấp lấy, cũng không bỏ chúng ngay đó không cần phải phân biệt gì cả.

Hoặc ngay nơi đó, các bạn hãy duyên theo vệt ánh sáng đó, hãy nghe thấy biết ngay vệt ánh sáng đó nó đang vang lên “ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm”. Nếu chúng ta niệm trì tu học như thế thì những niệm vọng khởi đó chúng ta sẽ được mật chú Chuẩn Đề xông ướp hóa giải nó, hóa độ nó. Khi trong cuộc sống, trong chu kỳ thời gian vọng nghiệp kia lại trở về thì bên trong vọng nghiệp đó nó sẽ phát lên thần chú.

Khi tất cả vọng niệm lăng xăng hàng ngày, hoặc trong tu tập ta nhìn thấy nó, ngay đó biết như thế thì không phân biệt thêm tức là – nhãn căn thấy cành hoa, rồi ngưng ngay đó “ Thức” không làm việc phân biệt. Mắt nhìn thấy cành hoa, mắt là nhãn căn, cành hoa là sắc trần. Chúng ta tập như vậy sẽ không bị loạn động, không bị sắc trần lôi cuốn ta. Để áp dụng trong việc tu mật chú Chuẩn Đề, người hành giả chuyên tu về hiển mật viên thông, thì phải biết rõ chu kỳ sanh diệt trên và áp dụng nó bằng cách; khi chúng ta trì niệm, nếu có những vọng tưởng nổi lên, chúng ta nên bình tĩnh nghe âm thanh thần chú rõ và mỗi niệm chúng ta trong lúc tu tập phải thật liên tục tức là niệm “ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm” chữ “ Bộ Lâm” vừa dứt thì tiếp tục niệm “ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm” cứ niệm liên tục từ 10 niệm đến 18 niệm. Trong niệm số 1 đến niệm thứ 10 hoặc niệm thứ 18, các bạn nên chú ý là đừng để cho vọng nghiệp chen vào thời gian niệm trên. Đức Phật bảo rằng : “ Nếu có chúng sanh nào gần lâm chung mà nhớ niệm danh của ta liên tục 10 niệm không gián đoạn, ta sẽ rước về Cực Lạc Quốc”. Chỉ 10 niệm mà được thoát sánh về Cực Lạc, có người không tin. Nhưng các bạn hãy xét lại xem khó có ai niệm liên tục từ 1 đến 10 niệm mà không có 1 niệm vọng tưởng nào chen vào. Thí dụ, chúng ta niệm “ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm” từ 1 đến 5, 6 hay 7 gì đó tự nhiên đang niệm, thì ta nghĩ là ngày mai ăn cái gì, mua cái gì, đi đâu?. Khi suy nghĩ như vậy thì một lô vọng tưởng nó kéo chúng ta đi mất không còn chánh niệm, nhớ nghĩ thần chú nữa. Chúng ta bị dẫn đi một thời gian rồi mới trở lại niệm tiếp, mà vọng tưởng dẫn đi liên tục như vậy liên tục thì buổi tu tập của chúng ta không đạt được tâm thanh tịnh. Nếu không thanh tịnh thì không có Định lực, không có Định lực thì không có Huệ. Nếu tu học mà không phát Huệ thì sự tu học sẽ không đưa ta đến bến bờ giải thoát.

Đây là chương mục chuyên nói về sự sâu thẳm trong tâm thức của người hành giả. Qua sự hành trì miên mật, mà đã là những sự hành trì thì phải cần nhắc đi, nhắc lại trong bài viết. Có những bạn đạo bảo rằng: “Cứ viết đi viết lại hoài” Nhưng các bạn hãy nhìn thấy nó cho thật kỹ các bạn sẽ thể hiện được tâm mình qua những nội dung trùng lặp đó. Mặc dù trùng lặp, nhưng mỗi chi tiết có những ý chỉ tu tập khác nhau. Và ở bài viết Tôi hay cố ý nhắc đi nhắc lại, để mỗi khi Quý bạn đọc xem qua một lần thì cũng như các bạn đang hành trì, đang sống với nó. Cho nên, Tôi dùng từ “ Thể hiện lên như vậy” tự nó thâm nhập vào không cần phải có một suy nghĩ nào cả hay một tác niệm nào cả. Chỉ cần Quý bạn đọc xong sẽ thấy thoải mái ngay. Sự thoải mái an lạc là sự sống nhiệm mầu của Đạo.

Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

XEM NHIỀU

27/07/2024 16:13:35

Học nhận lỗi

Tôi nhớ rõ lời Đức Phật dạy: “Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả; là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được!” (PC.228 - Phẩm Kodhavaggo).
27/07/2024 15:52:39

Câu chuyện: Doanh Nhân và Phật Pháp

Một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng vì sự nhạy bén và quyết đoán trong công việc, một ngày nọ quyết định đến một ngôi chùa nổi tiếng để tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. Sau khi nghe danh tiếng của vị hòa thượng uyên bác, ông quyết định gặp...