Thứ hai, 15/04/2024 04:27:53 (UTC+7) 28

Nhận thức về tầm quan trọng của giới luật

Tú Quỳnh

Giới luật được thiết lập là mở ra lộ trình giải thoát cho tất cả mọi người ứng dụng thực hành. Do đó, giới luật có vai trò và tầm quan trọng đối với tất cả chúng đệ tử Phật. Trong tam vô lậu học, giới luôn là bước đầu tiên, bước đí cơ bản

Giới luật được thiết lập là mở ra lộ trình giải thoát cho tất cả mọi người ứng dụng thực hành. Do đó, giới luật có vai trò và tầm quan trọng đối với tất cả chúng đệ tử Phật. Trong tam vô lậu học, giới luôn là bước đầu tiên, bước đí cơ bản để thiết lập nền tảng đạo đức cơ bản.

Trong tam vô lậu học, giới luôn là bước đầu tiên, bước đí cơ bản để thiết lập nền tảng đạo đức cơ bản. Nếu không có nấc thang này, thì mọi bước tiếp theo sẽ không bao giờ thành tựu. Giới luật là chuẩn mực quy tắc do đức Phật chế định, nhằm làm nền tảng pháp lý để hành giả ứng dụng trong việc thúc liễm thân tâm, tấn tu đạo nghiệp. Giới là tự nhiên, và chánh thuận với giải thoát, nên thực hành theo giới là thuận theo lẻ tự nhiên và đưa đến giải thoát. Tất cả lời dạy của đức Phật điều không ngoài mục đích đoạn trừ khổ đau mang lại an lạc giải thoát.

Một đời sống tu học thực sự là phải khép mình trong sự tuân thủ nghiêm trì giới luật. Điều quan trọng là chúng ta không nên nghĩ rằng những quy định của giới luật như đang được áp đặt từ bên ngoài do một sức mạnh không thể cưỡng lại. Giới luật phải đến từ bên trong.

Một đời sống tu học thực sự là phải khép mình trong sự tuân thủ nghiêm trì giới luật. Điều quan trọng là chúng ta không nên nghĩ rằng những quy định của giới luật như đang được áp đặt từ bên ngoài do một sức mạnh không thể cưỡng lại. Giới luật phải đến từ bên trong.

Giới luật được thiết lập là mở ra lộ trình giải thoát cho tất cả mọi người ứng dụng thực hành. Do đó, giới luật có vai trò và tầm quan trọng đối với tất cả chúng đệ tử Phật. Tầm quan trọng này được Đức Phật khẳng định: “sau khi ta nhập diệt, giới luật sẽ là thầy của các người”. Lời tuyên bố này cũng được tìm thấy trong cả hai truyền thống Nam tạng và Bắc tạng Phật giáo. “Hãy tôn trọng cung kính Ba la đề mọc xoa, hãy lấy giới luật làm nơi nương tựa, chớ nương tựa một ai khác.” Và trong Trường Bộ kinh đức Phật nhấn mạnh: “Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Đạo Sư của các Ngươi.”.

Lời tuyên bố này nhằm xác tính vai trò quan trọng của giới luật trong nếp sống thiền môn. Tầm quan trọng của giới luật được thấy rõ trong phần giới thiệu đầu của giới bổn Ba la đề mộc xoa, văn bản Hán tạng của ngài Pháp Hộ: “Nếu như một người bị gảy đôi chân của mình thì người đó không còn có thể đi bộ được; cũng vậy một người phá giới thì không thể sinh vào cõi lành, thiện thú thiên giới.” Nó cũng được nhấn mạnh thêm như trong lời tựa của giới kinh rằng: “Trong thế gian, vua là hơn hết, trong các sông ngòi ao hồ thì đại dương là hơn hết, trong tất cả các sao, mặt trăng là hơn hết, trong tất cả bậc thánh, Phật là hơn hết, trong tất cả kinh sách, giới kinh là hơn hết.

Trong ba kỳ kết tập kinh điển thì nguyên nhân chính đều có liên quan đến giới luật.

Trong ba kỳ kết tập kinh điển thì nguyên nhân chính đều có liên quan đến giới luật.

Giới luật chủ yếu chứa những quy định, hướng dẫn trực tiếp mọi hành động việc làm trong đời sống hằng ngày của người xuất gia. Giới luật rõ ràng và dứt khoát là đặt ra để quy định những hành động bị cấm (vì có hại), và những hành động nên làm (vì hữu ích hoặc đưa đến lợi lạc), những hành động vô hại hoặc trung tính và do đó không bị cấm cũng không khuyến khích thực hành. Như vậy có ba loại quy định về giới luật: ngăn cấm, chỉ định và cho phép, hay nói khác hơn đó là tính khai, giá, trì và phạm của giới.

Một đời sống tu học thực sự là phải khép mình trong sự tuân thủ nghiêm trì giới luật. Điều quan trọng là chúng ta không nên nghĩ rằng những quy định của giới luật như đang được áp đặt từ bên ngoài do một sức mạnh không thể cưỡng lại. Giới luật phải đến từ bên trong. Nó phải dựa trên nhận thức rõ ràng về giá trị của nó cũng như một mức độ nhất định của nội quan và chánh niệm. Một khi chúng ta ý thức rõ về giá trị soi sáng của giới luật thì nó là chánh thuận, tự nhiên, chứ không phải áp đặt. Thọ trì giới là vấn đề tự nguyện và phát tâm, nên giới sẽ thực sự giúp chúng ta phát triển toàn diện về hai phẩm chất rất quan trọng của tâm: sự tỉnh giác và chánh niệm. Khi chúng ta phát triển hai yếu tố cơ bản của sự tỉnh thức, chúng ta sẽ có những công cụ mạnh mẽ nhất để đạt được sự nhất tâm.

Tăng đoàn phát triển đều do nương vào giới luật để thiết lập sự hòa hợpvà thanh tịnh. Như vậy, giới luật nhằm ổn định quy củ Thiền môn, là áo giáp phòng chống giặc phiền não, là đạo quân tiên phong mở cánh cửa giải thoát.

Tăng đoàn phát triển đều do nương vào giới luật để thiết lập sự hòa hợpvà thanh tịnh. Như vậy, giới luật nhằm ổn định quy củ Thiền môn, là áo giáp phòng chống giặc phiền não, là đạo quân tiên phong mở cánh cửa giải thoát.

Chúng ta hiểu rằng, pháp chế của một quốc gia nếu không kiện toàn, thì nước ấy tất sẽ loạn; Tăng đoàn Phật giáo nếu như không có giới luật thì Tăng đoàn cũng tan rã. Trong ba kỳ kết tập kinh điển thì nguyên nhân chính đều có liên quan đến giới luật. Kỳ kết tập kinh tạng lần thứ nhất được tổ chức tại hang Thất diệp, thành Vương Xá, sau khi Đức Phật nhập niết bàn ba tháng.

Một trong nhiều lý do khác đã được Tổn giả Ma-ha-ca-diếp muốn ngăn chặn dư luận cho rằng các đệ tử của Đức Phật chỉ giữ giới khi ngài còn sống. Vì vậy, kỳ kết tập kinh điển đã được tổ chức để bảo vệ sự trong sáng của giáo phápcũng như để củng cố Tăng đoàn. Kỳ kết tập kinh điển lần thứ hai được tổ chức tại Vesali một thế kỷ sau đức Phật nhập diệt. Theo Tiểu Phẩm, các tu sĩ của vùng Vajji đã có liên quan đến thập sự phi pháp. Vì vậy, đại hội kết tập kinh điển tổ chức để giải quyết về thập sự phi pháp, bảo vệ và tuân thủ sự nguyên vẹn của giới luật.

Người xuất gia luôn lấy giới luật làm cương lĩnh tu tập để chuyển hóa thân tâm, trang nghiêm huệ mạng;

Người xuất gia luôn lấy giới luật làm cương lĩnh tu tập để chuyển hóa thân tâm, trang nghiêm huệ mạng;

Đại hội kết tập kinh điển lần ba tổ chức tại Hoa Thị Thành dưới sự bảo trợ của hoàng đế Phật giáo nổi tiếng A Dục. Sau khi A dục vương hồi đầu Tam bảo, ông thực hiện nhiều chủ trương chính sách hộ trì Phật pháp. Từ đó, đời sống của chư vị tu sĩ Phật giáo trở nên sung túc, các tu viện được xây dựng khang trang, to lớn. Lợi dụng điều kiện này, những kẻ dị giáo đã len lỏi gia nhập Tăng đoàn. Họ sống đời sống tu sĩ nhưng tâm vẫn còn mạng nặng thế tục, không tuân thủ giới luật, nếp sống quy cũ thiền môn. Và chính họ là nhân tố làm mất hòa hợp Tăng và đời sống thanh tịnh vốn có của giáo đoàn Phật giáo. Điều này dẫn đến đau buồn cùng tột đối với những bậc tôn túc lo cho tiền đồ của Phật giáo, đến nổi ngài Mục Kiền Liên Tử Đế Tu phải lui vềẩn tu trên đồi Ahoganga bên bờ sông Ganga và ở đó trong bảy năm. Số người dị giáo và tu sĩ giả chiếm một số lượng lớn trong Tăng đoàn thời đó, kết quả này đã làm cho tín đồ Phật giáo mất niềm tin và ngày càng xa lánh Phật giáo. Hệ quả này đã làm cho Tăng đoàn trong suốt bảy năm mà không tổ chức được lễ bố tát tụng giới, an cư kiết hạ và tự tứ.

Những vị tu sĩ chân chín từ chối không tham gia an cư bố tátvới những thành phần tu sĩ dị giáo và giả dạng. Sự thất bại nặng nề này đã khiến cho Hoàng đế A Dục đau buồn và ông đã gởi kiến nghị thực hiện lễ bố tát trở lại. Vì vậy, kỳ kết tập kinh điển lần thứ ba được tổ chức để ngăn chặn những người dị giáo và thiết lập sự thanh tịnh và hòa hợp trong Tăng đoàn Phật giáo. Sau đó, Tăng đoàn mới bắt đầu thực hiện lễ Bố tát trở lại. Từ những dẫn dụ ở trên chúng ta thấy rõ vai trò của giới luật là vô cùng quan trọng, nó quyết định lấy sự sống còn của đời sống tu sĩ.

‘Giới luật là Đấng đạo sư’ và một bên thì khẳng định ‘Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy’ đủ để thấy tầm quan trọng của giới luật như thế nào.

‘Giới luật là Đấng đạo sư’ và một bên thì khẳng định ‘Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy’ đủ để thấy tầm quan trọng của giới luật như thế nào.

Trong lời bài kinh cuối cùng trước lúc Thế Tôn diệt độ, ngài ân cần căn dặn chúng đệ tử rằng: “Này các Tỳ kheo sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như người mù mà được mắt sáng, nghèo mà được ngọc quý. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy.” Người xuất gia luôn lấy giới luật làm cương lĩnh tu tập để chuyển hóa thân tâm, trang nghiêm huệ mạng; Tăng đoàn phát triển đều do nương vào giới luật để thiết lập sự hòa hợp và thanh tịnh. Như vậy, giới luật nhằm ổn định quy củ Thiền môn, là áo giáp phòng chống giặc phiền não, là đạo quân tiên phong mở cánh cửa giải thoát.

Do vậy, cả hai truyền thống Phật giáo Nam tạng cũng như Bắc tạng đều xác quyết tầm quan trọng của giới luật rằng: ‘Giới luật là Đấng đạo sư’ và một bên thì khẳng định ‘Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy’ đủ để thấy tầm quan trọng của giới luật như thế nào.

XEM NHIỀU