Tăng Ni, Phật tử TP.HCM góp hơn 3,5 tỷ đồng gởi đồng bào ảnh hưởng bão lũ ở miền Bắc
Hành giả Tịnh Độ chơn thuần không xem Đức Phật có thể cứu rỗi cho mình thoát khỏi những tội lỗi cá nhân của chính chúng ta. Ngược lại, chúng ta nên xem Phật là bậc toàn giác, là vị cố vấn toàn trí, là đấng đã chứng ngộ và chỉ bày con đường giải thoát.
Trong giáo thuyết Phật giáo, mỗi vị Phật đều có Tịnh Độ riêng của Ngài. Trong Phật giáo có nhiều tịnh độ khác, như các cõi Nhẫn Tịnh Độ, Tinh Tấn Tịnh Độ, Trí Huệ Tịnh Độ, Đông Độ của Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, và A Súc Bệ Phật, vân vân. Trong giáo thuyết nhà Phật, Tịnh Độ là thế giới thanh tịnh không nằm trong sáu cõi luân hồi bởi vì một khi đã sanh vào cõi nước này, chắc chắn sẽ đạt thành chánh quả chứ không còn bị tái sanh vào cõi Ta Bà lần nào nữa.
Dĩ nhiên, một khi đã thành Phật nơi cõi trang nghiêm Tịnh Độ, vị ấy sẽ vì lòng từ bi mẫn chúng mà thị hiện vào cảnh giới Ta Bà để dẫn dắt những chúng sanh khác đi đến giác ngộ. Tại sao người ta lại mong muốn tái sanh vào cảnh giới Tịnh Độ?
Trong thế giới của loài người, hành giả thật tâm tu hành thường phải chịu nhiều chướng ngại; họ thường phải làm việc nhiều giờ và vì vậy có rất ít thời giờ tập trung tu tập; trong xã hội ấy lại có nhiều tội phạm và thái độ hờn giận không ngớt; con người luôn lo lắng kiếm tiền để nuôi nấng gia đình, và còn nhiều những hình thức lôi kéo khác khiến cho hành giả không tập trung được vào tu tập.
Mặc dầu Đức Phật đã tịch diệt trên 2.500 năm trước tại vùng Câu Thi Na của miền Bắc Ấn, nhưng giáo pháp mang đầy tình thương, trí tuệ và vô ưu của Ngài vẫn còn đây.
Và đạo Phật vẫn tiếp tục là một tôn giáo vĩ đại đã giác ngộ nhân loại từ hơn hai mươi lăm thế kỷ nay. Chính Đức Phật có lần đã dạy: “Giống như biển cả, tuy mênh mông, nhưng chỉ có một vị, vị mặn; cũng như vậy, giáo lý của ta, tuy có nhiều mặt và bao la như đại dương nhưng chỉ có một vị, vị vô ưu của Niết Bàn.”
Niết Bàn trong Phật giáo không phải là một nơi chốn để cho chúng ta đi đến, mà nó chỉ là trạng thái của sự chấm dứt hoàn toàn mọi lo âu, thay đổi; trạng thái của sự an tịnh tuyệt đối, của sự không còn dục vọng lừa dối và đau khổ; cũng như sự diệt trừ hoàn toàn sự luân hồi sanh tử.
Hành giả Tịnh Độ chơn thuần không xem Đức Phật có thể cứu rỗi cho mình thoát khỏi những tội lỗi cá nhân của chính chúng ta. Ngược lại, chúng ta nên xem Phật là bậc toàn giác, là vị cố vấn toàn trí, là đấng đã chứng ngộ và chỉ bày con đường giải thoát.
Ngài dạy rõ nguyên nhân và phương pháp chữa trị duy nhất nỗi khổ đau phiền não của con người. Ngài vạch ra con đường và chỉ dạy chúng ta làm cách nào để thoát khỏi những khổ đau phiền não nầy. Ngài là bậc Thầy hướng dẫn cho chúng ta.
Phật xuất hiện vì một đại sự nhân duyên: “Khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật,” hay là giác ngộ theo kinh Pháp Hoa, Phật tánh theo kinh Niết Bàn và thiên đường cực lạc theo kinh Vô Lượng Thọ. Nói tóm lại, hễ Hình Ngay thì Bóng Thẳng. Nếu bạn muốn gặt quả vị Phật, bạn phải gieo chủng tử Phật.
Hình đẹp xấu thế nào, bóng hiện trong gương cũng như thế ấy, lời Phật dạy muôn đời vẫn thế, biết được quả báo ba đời, làm lành được phước, làm dữ mang họa là chuyện đương nhiên. Người trí biết sửa đổi hình, kẻ dại luôn hờn với bóng. Trước cảnh nghịch cảnh thuận cảnh, hành giả Tịnh Độ chơn thuần đều an nhiên tự tại, chứ không oán trời trách đất. Ngược lại, hành giả phải dụng công niệm Phật cho đến khi vãng sanh Tịnh Độ và thành Phật quả tại đó.
Hành giả Tịnh Độ nên luôn nhớ rằng trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Thích Tôn có lời huyền ký như sau: “Đời tương lai, kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng từ bi thương xót, riêng lưu trụ kinh Vô Lượng Thọ trong khoảng một trăm năm. Nếu chúng sanh nào gặp kinh nầy, tùy ý sở nguyện, đều được đắc độ.” Trong Kinh Đại Tập, Đức Thế Tôn đã bảo: “Trong thời mạt pháp, ức ức người tu hành, ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương theo Pháp môn Niệm Phật mà thoát luân hồi.”
Nên nhớ rằng Đức Phật là một nhân vật sống thật chứ không phải là huyền thoại. Ngài đã tùy căn cơ và hoàn cảnh mà giáo hóa chúng sanh. Như trường hợp của bà hoàng hậu Vi Đề Hy thì ngài hướng dẫn cho bà cách niệm Phật tịnh tâm, cuối cùng giúp bà có cuộc sống an lạc và giải thoát hiện đời.
Bên cạnh đó, những giáo pháp căn bản của pháp môn Niệm Phật cũng sẽ giúp chúng sinh thấy rõ tất cả mọi căn rễ của tội lỗi đến từ vô minh, vì vậy mà từ đó họ có thể triệt tiêu được những gì cần triệt tiêu. Ngày nay con đường khó khăn nhọc nhằn của trí tuệ trong đó hành giả phải tự tu luyện chính mình không còn có thể thực hiện được đối với nhiều người, nếu không phải đối với đa số, ngay cả đối với những người xuất gia.
Trong tình huống này, con đường dễ dàng của đức tin là con đường duy nhất mà người ta có thể đi theo. Ngay từ khoảng bốn trăm năm trước tây lịch, phong trào tu tập bằng con đường dễ dàng của đức tin đã có ưu thế ở Ấn Độ, và đến đầu tây lịch thì nó đã đạt đến đỉnh cao.
Và các trường phái Tịnh Độ vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ cho mãi đến ngày hôm nay vì nó không chỉ chú trọng đến những phần tử tinh hoa mà nó còn là phương tiện hữu hiệu trợ giúp những người căn cơ cùn nhụt. Hành giả Tịnh Độ nên nhớ Phật giáo có tám mươi bốn ngàn pháp môn; nghĩa là có vô số pháp môn thực hành khác nhau. Con số tám mươi bốn ngàn là một con số biểu tượng, tiêu biểu cho vô số pháp môn của Phật. Tuy nhiên, chúng ta chọn pháp môn nào thích hợp với chúng ta nhất.
Chúng ta không bao giờ bài bác bất cứ pháp môn nào khác. Mặc dù pháp môn khác không thích hợp với chúng ta, nó có thể thích hợp với khả năng của người khác. Hành giả tu Phật nên luôn nhớ rằng dầu pháp môn thực hành có khác nhau, nhưng tất cả đều đưa tới những mục đích như nhau là những hiểu biết và tri kiến chân chánh, thanh tịnh và giác ngộ.
Người tu theo Phật nên luôn nhớ rằng trong các trân bảo, sinh mạng là hơn, nếu mạng mình còn là còn tất cả. Chỉ mong sao cho thân mạng nầy được sống còn, thì lo chi không có ngày gầy dựng nên cơ nghiệp. Tuy nhiên, vạn vật ở trên đời nếu đã có mang cái tướng hữu vi, tất phải có ngày bị hoại diệt.
Đời người cũng thế, hễ có sanh là có tử; tuy nói trăm năm, nhưng mau như ánh chớp, thoáng qua tựa sương, như hoa hiện trong gương, như trăng lồng đáy nước, hơi thở mong manh, chứ nào có bền lâu? Phật tử chơn thuần nên luôn nhớ rằng khi sanh ra đã không mang theo một đồng, nên khi chết rồi cũng không cầm theo một chữ, suốt đời làm lụng khổ thân tích chứa của cải, rốt cuộc vô ích cho bản thân mình trước cái sanh lão bệnh tử.
Sau khi chết di, của cải ấy liền trở qua tay người khác một cách phủ phàng. Lúc ấy không có một chút phước lành nào để cho thần thức nương cậy về kiếp sau, cho nên phải đọa vào tam đồ ác đạo. Cổ đức có dạy: “Thiên niên thiết mộc khai hoa dị, nhất thất nhơn thân vạn kiếp nan.” Nghĩa là cây sắt ngàn năm mà nay nở hoa cũng chưa lấy làm kinh dị, chớ thân người một khi đã mất đi thì muôn kiếp cũng khó mà tái hồi. Vì thế, Phật tử chơn thuần nên luôn nhớ những gì Phật dạy: “Thân người khó được, Phật pháp khó gặp.
Được thân người, gặp Phật pháp, mà ta nở để cho thời gian luống qua vô ích, quả là uổng cho một kiếp người.”Cuối cùng, trong tu tập Phật giáo, hành giả Tịnh Độ chơn thuần không xem Đức Phật có thể cứu rỗi cho mình thoát khỏi những tội lỗi cá nhân của chính chúng ta.
Ngược lại, chúng ta nên xem Phật là bậc toàn giác, là vị cố vấn toàn trí, là đấng đã chứng ngộ và chỉ bày con đường giải thoát. Ngài dạy rõ nguyên nhân và phương pháp chữa trị duy nhất nỗi khổ đau phiền não của con người.
Ngài vạch ra con đường và chỉ dạy chúng ta làm cách nào để thoát khỏi những khổ đau phiền não nầy. Ngài là bậc Thầy hướng dẫn cho chúng ta. Phật xuất hiện vì một đại sự nhân duyên: “Khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật.”
Thiện Phúc – TVHS
Tăng Ni, Phật tử TP.HCM góp hơn 3,5 tỷ đồng gởi đồng bào ảnh hưởng bão lũ ở miền Bắc
Văn phòng 2 Trung ương tưởng niệm tuần chung thất và an vị di ảnh cố Hòa thượng Thích Huệ Trí
TP.HCM: Trung ương Giáo hội thân mật đón tiếp ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pakistan
“Duyên 6 – Phút giây hiện tại”: Giá trị nhân văn và sự tỉnh thức