Chủ nhật, 21/04/2024 23:20:43 (UTC+7) 47

Tánh ‘không’ của Thiền – trong hội họa và âm nhạc

Theo các Thiền sư và thiền gia cho hay, thiền có đến 9 loại đó là: Thiền quán tưởng, thiền minh sát, thiền xuất hồn, thiền tứ niệm xứ…trong các pháp môn thiền có thiền dụng công (tức thành tựu trong tam giới) và thiền giải thoát (tức thoát khỏi sức hút tam giới). Lâu

Tánh ‘không’ của Thiền – trong hội họa và âm nhạc

Theo các Thiền sư và thiền gia cho hay, thiền có đến 9 loại đó là: Thiền quán tưởng, thiền minh sát, thiền xuất hồn, thiền tứ niệm xứ…trong các pháp môn thiền có thiền dụng công (tức thành tựu trong tam giới) và thiền giải thoát (tức thoát khỏi sức hút tam giới).

Lâu nay người ta quen nghĩ, Phật giáo chỉ đề cập và chú trọng đến vấn đề tâm linh và giải thoát luân hồi sinh tử, chứ ít người nghĩ tới Phật giáo nội hàm còn ôm chứa nhiều lĩnh vực (kể cả khoa học) cũng như các ngành thuộc đời sống kinh tế – văn hóa xã hội, trong đó đặc biệt là vai trò của thiền đối với một số bộ môn nghệ thuật.

Điều mà ta dễ nhận thấy đó là vai trò của thiền trong thơ ca, hội họa và âm nhạc. Nhạc sĩ  Văn Cao tác giả (quốc ca) của chúng ta có nhiều tác phẩm âm nhạc xuất sắc với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng qua các ca khúc: Thiên thai, Mùa xuân đầu tiên, hay Suối mơ, nếu ai đã từng nghe với cảm thụ âm nhạc bình thường thôi cũng thấy ở đó có chất thiền.

Còn đề cập về thân phận con người, với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (nhạc sĩ nổi danh đã ấn định dòng nhạc của mình với Phật giáo) qua nhiều tác phẩm như: Tạ ơn, Ru em, Hãy yêu nhau đi, Cỏ xót xa đưa, Tình xa… đặc biệt là các bài: Cát bụi, Một cõi đi về. Đây là những bài hát người nghe dẫu chỉ một lần, nhưng cũng làm thức tỉnh được một điều gì đó về thân phận con người trong giai điệu âm nhạc giầu cảm thức tự nội mang tính đặc trưng âm nhạc Phật giáo.

Người ta nói rằng, nghệ thuật là một điều bí ẩn. Vậy điều huyền bí nào đã hấp dẫn hàng triệu triệu trái tim con người đối với nghệ thuật đây? Vẻ đẹp của nghệ thuật làm thức tỉnh những rung động thầm kín nhất trong lòng ta, để đáp lại chúng ta cũng cảm xúc và rung động. Tình cảm đối đáp với tình cảm, chúng ta có thể nghe được cái “không” nổi lên và thấy được cái “không” hiện hữu.

Ta thấy Thiền học cũng như Lão học không những chỉ ra được lợi ích của cái Có, mà còn nhấn mạnh đến lợi ích của cái không. Ví như lợi ích của cái bình đựng nước là ở khoảng không đựng nước của nó chứ không phải ở hình dáng cái bình hoặc chất liệu làm ra nó.

Thiền học tôn sùng sự tương đối. Sự thật chỉ có thể đạt được khi thấu hiểu những sự tương phản tương thành, như Âm và Dương. Để hiểu sâu giáo huấn siêu việt của thiền, thì những lời nói chỉ làm bận rộn cho ý nghĩ mà chủ yếu là sự giao cảm trực tiếp (qua tâm không) với bản tính của các vật. Lòng yêu chuộng trừu tượng và tự nhiên, khiến thiền cảm ứng và dung nạp hay có thể nói là thiền ưa thích những phác họa đen trắng hơn những bức tranh rực rỡ chải chuốt nhiều chi tiết.

Sự say mê và cơn cảm ứng sáng tạo đã làm cho người nghệ sĩ lột xác hóa thân vào tác phẩm – nâng trạng thái tâm thức của họ lên đến mức độ giống như một “thiền nhân” đã chứng nghiệm tâm linh trong những cơn thiền định sâu sắc. Bỗng nhiên người nghệ sĩ đã rơi vào một trạng thái thiền định ở một mức độ nào đó, bởi vì người nghệ sĩ đã đồng nhất mình với tác phẩm sáng tạo.

Nghệ thuật chỉ có giá trị chừng nào nó làm rung động trái tim con người. Do vậy, có cách nào để hiểu được người nghệ sĩ muốn chuyển tải thông điệp gì cho chúng ta đây? Những yếu tố cần biết đó là: sự khiêm cung, sự tĩnh lặng và phải thở nhẹ (giảm thiểu cấu nhiễm). Chỉ có như thế chúng ta mới có cơ hội để giao cảm với tác phẩm và cũng chính là cảm nhận thông điệp của người nghệ sĩ.

Tuy vậy, sự thật bí ẩn, sự hấp dẫn thực sự của một kiệt tác đã được Thiền sư Osho giải minh: đó chính là khoảng im lặng trong âm nhạc, và theo ông “các nốt nhạc không có chức năng nào khác hơn để nhấn mạnh vào cái im lặng! Nghệ thuật tối cao trong âm nhạc là đưa cái im lặng thành tiếp nhận được”.

Chúng ta đã biết về những bức họa Trung Quốc và Nhật Bản, nét vẽ chỉ chiếm có phần tí xíu trong toàn bộ bề mặt của tấm giấy lụa quý, phần còn lại bức tranh là trống rỗng. Không một nơi nào trên thế giới mà các danh họa lại vẽ trong một trạng thái thiền định như thế. Nếu bạn hỏi người họa sĩ tại sao ông lại “hoang phí” bề mặt tranh lớn như thế thì ông sẽ trả lời rằng: “bức tranh dùng để bày tỏ cái rỗng không, cái còn lớn hơn bảy lần” (tức nhiều lần).

Thiền nhân mà chơi nhạc thì sẽ càng ngày càng tạo ra ít nốt nhạc hơn, bời người nghệ sĩ ấy sẽ biết rằng chúng chỉ là phần nhỏ nếu so sánh với cái im lặng. Vậy có nhà thơ đã nói: “Lặng im để lòng nghe/ Biết đâu thành to lớn/ Ta có lý của ta/ Biển có lời của biển/ Nhỏ nhoi như đời cát/ Còn có hạt riêng mình/ Phải đâu chỉ biển biếc/ Mới làm thành xa xanh”.

Ngay cả những ai chưa từng quay về với con người thật (tức Thiên quốc hay Phât tánh) của mình cũng đều có thể chứng nghiệm một điều gì tương tự như sự tĩnh lặng. Ngay cả các nhạc sĩ vĩ đại nhất cũng phải sự dụng âm thanh (tức đưa ra những khoảng lặng ở giữa) tùy theo trường đoạn.

Trên thế giới ngày càng có nhiều nhạc sĩ – thiền nhân sáng tác nhạc trên con đường thiền. Ở đây, trong sự tìm kiếm những âm thanh không lời, nhạc điệu ca ngợi từ những làn gió tươi mát uyên áo của những bậc thầy tâm linh đã làm nguồn cảm hứng cho những thử nghiệm diệu kỳ của thời đại pha trộn hòa hợp Đông Tây Nam Bắc. Nhạc thiền đã mở ra trường phái âm nhạc của thời đại mới.

Chúng đã kết hợp được với những nghệ sĩ cổ điển và những nhạc sĩ từ các nền âm nhạc có truyền thóng khác nhau và cùng với dòng âm nhạc dân gian với sự sáng tạo tuyệt vời có tính tổng hợp sâu sắc; nó đã có vị trí trên thị trường âm nhạc, cũng như nó đã đi vào trái tim những người tu thiền, những người đang tìm kiếm một tiếng nói mới. Đó là sự lành mạnh của tâm hồn, mở rộng đời sống nội tâm hướng đến những điều cao thượng.

Dù là thiền nhân hay không phải thiền nhân, người nghệ sĩ ở bộ môn nào muốn tác phẩm của mình đạt được đỉnh cao tư duy nghệ thuật, thì cũng phải chạm đến một khoảng “lặng im”, một khoảng không mà theo giáo lý đạo Phật gọi đây là khoảng không chân thật, tức chân như, chứ không phải là không “ngoan” hay không “ngơ” (1).

Theo các Thiền sư và thiền gia cho hay, thiền có đến 9 loại đó là: Thiền quán tưởng, thiền minh sát, thiền xuất hồn, thiền tứ niệm xứ…trong các pháp môn thiền có thiền dụng công (tức thành tựu trong tam giới) và thiền giải thoát (tức thoát khỏi sức hút tam giới). Nhìn chung tất cả các pháp môn thiền đều đem đến những lợi ích cho con người (nếu như chúng ta hiểu và thực hành đúng chánh pháp) và ngược lại.

Ở đây xin được nói thêm, dưới góc nhìn đạo Phật, trong đó có thiền Phật giáo. Tất cả những tác phẩm nghệ thuật đạt được đỉnh cao của nhân loại đều có yếu tố của Tánh không Diệu hữu; tánh không này Phật giáo gọi là linh giác! Và điều này chỉ đến với những nghệ sĩ (dấn thân) chân chính. Nếu tác phẩm nào thiếu đi sự (chân không diệu hữu này) thì đều không phải hay nói khác đi là không đạt tới (chân-thiện-mỹ); và như vậy, có nghĩa là tác phẩm chưa đạt được giá trị nhân văn để đời, bởi nó chưa có được sự thanh thoát – cao thượng mà con người hướng tới.

XEM NHIỀU

27/07/2024 16:13:35

Học nhận lỗi

Tôi nhớ rõ lời Đức Phật dạy: “Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả; là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được!” (PC.228 - Phẩm Kodhavaggo).
27/07/2024 15:52:39

Câu chuyện: Doanh Nhân và Phật Pháp

Một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng vì sự nhạy bén và quyết đoán trong công việc, một ngày nọ quyết định đến một ngôi chùa nổi tiếng để tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. Sau khi nghe danh tiếng của vị hòa thượng uyên bác, ông quyết định gặp...