Thứ ba, 16/04/2024 05:26:00 (UTC+7) 77

Thần chú Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni

Tú Quỳnh

Thần chú Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni là gọi tắt của “Đại Liên Hoa Phong Kim Cang Bí Mật Như Ý Luân Chú”. Đây là bản chú được trích từ Như Ý Luân Đà La Ni Kinh. Kinh này do ngài Bồ Đề Lưu Chí dịch vào năm Cảnh Long thứ 3

Thần chú Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni là gọi tắt của “Đại Liên Hoa Phong Kim Cang Bí Mật Như Ý Luân Chú”. Đây là bản chú được trích từ Như Ý Luân Đà La Ni Kinh.

hoc loi phat kinh a ham -nguoiphattu.jpg

Kinh này do ngài Bồ Đề Lưu Chí dịch vào năm Cảnh Long thứ 3 (709), được xếp vào tập 20 của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Chú Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni được coi là một trong những kinh điển chuyên dùng để tiêu tai cầu phước trong Mật giáo.

Ðối với nguyên bản “Như ý tâm Ðà La Ni Kinh” do đức Quán Thế Âm Bồ Tát muốn cho chúng sinh tùy ý cầu chi được nấy, nên Ngài bạch với Phật để cầu chứng, được Phật hứa nhận. Bấy giờ, đối trước Phật, đức Bồ Tát tự trần rằng “người tụng Minh Chú” cũng như  Ðà La Ni đây, thì thần lực của chú, hóa ra những món quý báu tuôn xuống như mưa, vì nó tùy theo ý người nguyện muốn thế.

Tỷ như cây Như ý nảy sinh ra các ngọc báu như y, để tùy theo sở cầu của chúng sinh ứng với lòng tưởng niệm chi tất được kết quả nấy”.

Cây như ý: là để nêu rõ trí bổn giác; Ngọc báu Như Ý: là để tỏ bày trí thủy giác: “Ðà La Ni” là pháp cảnh sở tri cũng như bị tụng. Luân: vành tròn bánh xe, có hai nghĩa: 1/ quây lăn 2/ cán nghiền. Nghĩa là người tụng chú nầy, nhờ pháp bí mật nó quây lăn trong tự tâm, trừ diệt những điều mê hoặc về ngã kiến, để chứng đặng cái lẽ cảnh và trí vẫn nhất tâm, tùy theo như ý muốn cầu chi được nấy, để thuyết pháp lợi sinh, dẫn dạy đến vô cùng.

Lại còn lẽ nữa: Trí là thể, nó vẫn trống không; cảnh là thể, cũng vẫn vắng lặng, tức là lẽ “chân đế” cũng như tâm pháp của xuất thế gian; mỗi chữ đều từ nơi tâm lưu lộ ra, tỳ như ngọc Như ý nó hóa hiện rải tuôn tất cả quý báu, tức là lẽ “tục đế” cũng như tâm pháp của thế gian; với hai lẽ là đạo lý của chơn đế (xuất gia), Tục đế (tại gia) đều mất cái phân biệt, mà vẫn cũng đều soi sáng nơi không cái chấp phân biệt.

Với “Phân biệt”, đồng thời vừa lặng vừa soi cũng như chẳng chấp nơi có, chẳng chấp nơi không, trọn lẫn không ngăn ngại, tức là lẽ “trung đế” tâm pháp công bằng, thể tánh tự tại, ba đế tròn mầu. Người trì chú mà tiến đến bậc đó, thì tánh báu như ý tức Phật tánh tự nhiên sáng suốt, phước đức trí huệ thần thông pháp bửu chi thảy đều hiển hiện.

Nam mô Phật đà da, nam mô Ðạt ma da, nam mô Tăng dà da. Nam mô quán tự tại Bồ Tát Ma Ha Tát, cụ đại bi tâm giả. Ðát điệt tha. Án, chước yết ra phạt để, Chấn đa mạc ni, Ma ha bát đắng mế. Rô rô rô rô, Để sắc tra thước ra a yết lỵ, sa dạ hồng, phấn tóa ha. Án, bát đạt ma, Chấn đa mạc ni, Thước ra hồng. Án, bát lật đà. Bát đẳng mê hồng.

Bấy giờ, đức Bồ Tát thuyết thần chú ấy rồi, giữa vũ trụ có sáu món vang động, cung điện của các trời Ma Vương thảy đều phực lửa, chúng rất kinh sợ! Những chúng sinh độc ác té ngã! Các loài bị phổ đồng được siêu lên cõi trời.

Giữa thiên không mưa tuôn xuống những hoa báu, và các vật quý xinh đẹp; các thiên thần tấu trổi nhạc, dâng đủ món cúng.

Ðức Như Lai tán thán cho Bồ Tát, và giới thiệu với chúng hội rằng với các điều: hoặc cầu phước báo hiện tiền, hoặc phương khấn tai tinh ác ương, hoặc sám hối ngũ nghịch trọng tội, hoặc cầu đảo các bệnh nước lửa gió mưa, nạn vua, trộm cướp, oan hồn, ác mộng, giặc giả, thú dữ, và các tai nạn, chỉ chuyên nhất tâm thụ trì thần chú trên đây, thì bao tai ương kia đều tiêu diệt hết; đến lúc mạng chung, người trì chú đây liền được thấy Phật A Di Ðà, Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí, đến tiếp dẫn về Tịnh độ.

(Trích ở hàm chữ Năng của Ðại Tạng Kinh Trung Quốc)

XEM NHIỀU