Thứ ba, 16/04/2024 05:25:11 (UTC+7) 38

Thất Phật diệt tội chân ngôn

Tú Quỳnh

Bấy giờ đức Như Lai liền nói lại bài chú dưới đây là Chân ngôn của bảy đức Phật đã nói từ những đời quá khứ.. (Trích ở bản Ðại phương đẳng Ðà La Ni Kinh hàm chữ Tín trong Tạng) Vì thương tưởng các Tỳ kheo sẽ hủy phạm bốn giới trọng ở đời mạt

Thất Phật diệt tội chân ngôn

Bấy giờ đức Như Lai liền nói lại bài chú dưới đây là Chân ngôn của bảy đức Phật đã nói từ những đời quá khứ..

(Trích ở bản Ðại phương đẳng Ðà La Ni Kinh hàm chữ Tín trong Tạng)

Vì thương tưởng các Tỳ kheo sẽ hủy phạm bốn giới trọng ở đời mạt pháp, và các Tỳ kheo ni sẽ phạm tám giới trọng, nên đức Văn Thù Sư Lợi bồ tát cầu xin Phật khai thị điều Ngài hỏi rằng: với chỗ phạm trọng tội, phải sám hối bằng cách nào?

Bấy giờ đức Như Lai liền nói lại: bài chú dưới đây là Chân ngôn của bảy đức Phật đã nói từ những đời quá khứ; thần chú này nó hay diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch và sẽ được vô lượng phước, nếu thành tâm thường tụng:

Ly bà ly bà đế, Cầu ha cầu ha đế, Đà la ni đế. Ni ha ra đế, Tỳ lê nễ đế, Ma ha già đế, Chân lăn càn đế, Ta bà ha.

Với những tội tứ trọng ngũ nghịch, nếu phi sám hối bằng pháp vô sinh, thì không thể dứt tội được!

Thần chú này chính là do cả bảy đức Phật đều đã thuyết ra đúng chân tính; người tu tụng lấy mỗi niệm cũng đúng với chân tính, thì, tất chứng được lý vô sinh; như thế, sự diệt tội tỷ như nước sôi tan giá tuyết.

XEM NHIỀU

27/07/2024 16:13:35

Học nhận lỗi

Tôi nhớ rõ lời Đức Phật dạy: “Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả; là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được!” (PC.228 - Phẩm Kodhavaggo).
27/07/2024 15:52:39

Câu chuyện: Doanh Nhân và Phật Pháp

Một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng vì sự nhạy bén và quyết đoán trong công việc, một ngày nọ quyết định đến một ngôi chùa nổi tiếng để tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. Sau khi nghe danh tiếng của vị hòa thượng uyên bác, ông quyết định gặp...