Thứ ba, 16/04/2024 05:15:14 (UTC+7) 42

Thế nào là quán tâm ?

Tú Quỳnh

Tâm là cái luôn luôn hay biết đối tượng. Bây giờ, nếu để tâm ở mũi, thì đối tượng hay biết của nó là gì? Nó hay biết gió–gió vô, gió ra ở mũi. Chánh niệm phải theo dõi tâm hay biết gió. Đối tượng của chúng ta bây giờ là Tâm. Để niệm tâm chúng

Thế nào là quán tâm ?

Tâm là cái luôn luôn hay biết đối tượng. Bây giờ, nếu để tâm ở mũi, thì đối tượng hay biết của nó là gì? Nó hay biết gió–gió vô, gió ra ở mũi. Chánh niệm phải theo dõi tâm hay biết gió.

quan tam_quan tam la gi_ngoi thien la gi.jpg

Đối tượng của chúng ta bây giờ là Tâm. Để niệm tâm chúng ta phải tinh cần, tỉnh giác, và chánh niệm. Trước hết, quý vị có thể để tâm nơi mũi hoặc nơi bụng. Khi đã chọn để tâm ở mũi, quý vị phải chú ý đến tâm để ở mũi. Khi để tâm ở bụng, phải chú ý đến tâm để ở bụng. Tóm lại, quý vị phải dùng trí nhớ hay chánh niệm để theo dõi tâm.

Tâm là cái luôn luôn hay biết đối tượng. Bây giờ, nếu để tâm ở mũi, thì đối tượng hay biết của nó là gì? Nó hay biết gió–gió vô, gió ra ở mũi. Chánh niệm phải theo dõi tâm hay biết gió. Nó phải theo dõi tâm– tâm hay biết. Tâm đang hay biết cái đó đó. Tâm hay biết gió vô gió ra. Hãy nhìn tâm! Trí nhớ theo dõi tâm hay biết. Chỉ có vậy thôi.

Khi đi kinh hành, quý vị cũng niệm như vậy. Khi đi, chân quý vị luôn luôn đụng. Ai biết đụng? Đó là tâm. Theo dõi đụng, đụng. Biết sự xúc chạm, biết đụng, đụng là tâm… Chỉ hay biết suông sự đụng, chính là tâm. Khi có sự cố gắng và chính niệm, chúng ta thấy rõ tâm chúng ta đang ở đó. Đó là tỉnh giác. Luôn thấy tâm ở đó… thấy tâm ở đó… tâm ở đó. Rồi với tinh tấn, chúng ta giữ tâm không cho đi đây đi đó. Trí nhớ theo dõi thấy tâm ở đó. Rồi chúng ta bắt đầu thấy rõ. Thấy rõ là tỉnh giác. Thấy rõ tâm ở đó. Thấy tâm ở bụng và thấy tâm ở bất cứ nơi nào. Thấy tâm ở đó là luôn luôn theo dõi tâm. Đó là quán tâm vậy.

Kiên Nhẫn Để Thấy Tâm

Như vậy, quý vị cố gắng hiểu và lãnh hội cái gọi là tâm hay biết vì tâm có đặc tính duy nhất là hay biết. Khi ở trong mắt, nó hay biết và ta gọi đó là thấy. Ở tai, nó hay biết và ta gọi đó là nghe. Ở mũi, nó hay biết và ta gọi là ngửi. Ở lưỡi nó hay biết và ta gọi là nếm. Ở thân, nó hay biết và ta gọi là đụng. Đó là sự hay biết trong hiện tai.

Nhưng thường thường chúng ta quên nhìn tâm mà có xu hướng nhìn ra ngoài và để ý đối tượng của tâm thấy, tâm nghe, và tâm nếm… nhiều hơn. Thí dụ như khi nhìn, chúng ta không để ý là mắt đang thấy mà chỉ lo nhìn màu sắc. Khi nghe âm thanh, chúng ta ít để ý là tai đang nghe âm thanh mà chỉ lo đế ý đến âm thanh. Chúng ta không theo dõi hay chú ý đến cái tâm hay biết.

Dù chưa theo dõi được tâm thấy hay tâm nghe, quý vị vẫn thấy màu sắc hay âm thanh. Đó là đối tượng của tâm thấy hay tâm nghe. Làm được như thế là quý vị đang quán pháp. Quý vị vẫn đang hành đúng, không có sai, miễn làm sao quý vị luôn luôn có trí nhớ, chánh niệm và tỉnh giác về màu sắc hay âm thanh đó. Đó là tốt rồi.

Để chấm dứt thời pháp hôm nay, sư xin nhắc lại. Nếu quý vị vẫn chưa rõ về pháp niệm tâm, quý vị có thể trở vế đối tượng hay phương pháp mà quý vị đã chọn từ trước tới nay như niệm thân hay niệm thọ chẳng hạn. Rồi dần dần trong khóa thiền nầy, quý vị sẽ biết thêm cách niệm một đối tượng mới. Đó là niệm tâm.

Sư không nghĩ là quý vị có thể lãnh hội pháp niệm tâm ngay sau thời pháp nầy. Nhưng đây là lần đầu tiên, quý vị học và hiểu như thế nào là niệm tâm. Chúng ta luôn luôn hành thiền Tứ niệm xứ, cho dù chưa biết rõ niệm tâm là gì. Làm được như thế là điều rất đáng hoan hỷ rồi. Không có sai trái gì đâu.

Chúc quý vị an vui và tiến hóa trên con đường giải thoát trong khóa thiền nầy.

XEM NHIỀU