Thứ hai, 15/04/2024 04:26:44 (UTC+7) 25

Thế nào là Tạng Luật?

Tú Quỳnh

Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật, những người đã được chấp nhận như tỳ khưu, tỳ khưu ni vào Tăng Đoàn. Giới Luật và những Qui tắc tiến hành dành cho Tăng Đoàn Tạng Luật được

Thế nào là Tạng Luật?

Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật, những người đã được chấp nhận như tỳ khưu, tỳ khưu ni vào Tăng Đoàn.

Giới Luật và những Qui tắc tiến hành dành cho Tăng Đoàn

Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật, những người đã được chấp nhận như tỳ khưu, tỳ khưu ni vào Tăng Đoàn. Những luật nầy gồm cả những pháp lệnh có căn cứ của Đức Phật về những phương thúc tác phong và thu thúc những hành động về cả thân và khẩu. Chúng đề cập đến việc vi phạm giới luật, và có những trường hợp khác nhau của thu thúc và sự khiển trách tuỳ theo tính chất của tội.

Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật, những người đã được chấp nhận như tỳ khưu, tỳ khưu ni vào Tăng Đoàn.

Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật, những người đã được chấp nhận như tỳ khưu, tỳ khưu ni vào Tăng Đoàn.

(a) Bảy loại tội vi phạm (tội) – Āpatti

Những điều luật đầu tiên được Đức Phật đặt ra gọi là Mūlapaññatti (quy định cơ bản); những điều được bổ sung sau gọi là Anupaññatti. Cùng với chúng được gọi là những điều học (sikkhāpada). Hành động vi phạm những điều luật nầy, do đó tỳ khưu có tội phải chịu hình phạt nào đó gọi là Āpatti, nghĩa là đụng đến, phạm.

Những tội có hình phạt được đặt ra có thể được xếp loại dưới bảy phạm trù tuỳ theo tính chất của chúng:

1. Bất Cộng Trụ (Pārājika)

2. Tăng Tàn (Sanghādisesa)

3. Trọng Tội (Thullaccaya)

4. Ưng Xả Đối Trị (Pācittiya)

5. Ưng Phát Lộ (Pātidesanīya)

6. Tác Ác (Dukkaṭa)

7. Ác Ngữ (Dubbhāsita)

Những điều luật đầu tiên được Đức Phật đặt ra gọi là Mūlapaññatti (quy định cơ bản); những điều được bổ sung sau gọi là Anupaññatti. Cùng với chúng được gọi là những điều học (sikkhāpada).

Những điều luật đầu tiên được Đức Phật đặt ra gọi là Mūlapaññatti (quy định cơ bản); những điều được bổ sung sau gọi là Anupaññatti. Cùng với chúng được gọi là những điều học (sikkhāpada).

Tội trong phạm trù thứ nhất là tội Bất Cộng Trụ, được xếp loại như trọng tội (garukāpatti), không thể chữa được (atekicchā), sau đó buộc người phạm tội phải rơi khỏi Tăng Đoàn.

Tội trong phạm trù thứ hai, Tăng Tàn, cũng được xếp loại trọng tội nhưng có thể chữa được (satekicchā). Người phạm tội bị ở vào thời kỳ chuộc tội, suốt trong thời gian đó người đó phải chấp nhận những pháp khó khăn và sau thời gian đó được phục hồi lại địa vị trong Tăng đoàn qua một buổi họp Tăng.

Năm phạm trù còn lại gồm những lỗi nhẹ, có thể chữa được và phải chịu tội bằng cách thú nhận với một tỳ khưu khác đã vi phạm tội nào đó. Sau khi thực hiện hình phạt đã đề ra, tỳ khưu vi phạm được trong sạch hoá lỗi đã vi phạm đó.

(b) Khi nào và làm sao Giới Luật được đặt ra.

Trong suốt hai mươi năm sau khi thành lập Tăng Đoàn không có những lệnh hay điều luật nào liên quan đến tội Bất Cộng Trụ hay Tăng Tàn. Những thành viên của Tăng Đoàn vào thời kỳ đó đều là các bậc Thánh, người ít tiến nhất cũng là bậc Nhập Lưu, là người đã đắc Đạo và Quả đầu tiên, và do đó không cần đề ra những luật liên quan đến những tội quan trọng.

Tội trong phạm trù thứ nhất là tội Bất Cộng Trụ, đượcxếp loại như trọng tội (garukāpatti), không thể chữađược (atekicchā), sau đó buộc người phạm tội phải rơi khỏi Tăng Đoàn.

Tội trong phạm trù thứ nhất là tội Bất Cộng Trụ, đượcxếp loại như trọng tội (garukāpatti), không thể chữađược (atekicchā), sau đó buộc người phạm tội phải rơi khỏi Tăng Đoàn.

Chính vì tỳ khưu Sudinna, quê ở làng Kalanda gần Vesālī, đã phạm tội hành dâm với vợ cũ của ông, đó là lý do điều luật Bất Cộng Trụ đầu tiên được ban hành. Điều luật nầy được đặt ra để ngăn cấm chư tỳ khưu đừng phạm tội hành dâm.

Khi nguyên nhân nghiêm trọng như thế đã phát sanh thì việc đặt ra điều luật để nghiêm cấm trở nên cần thiết, Đức Phật triệu tập hội nghị chư tỳ khưu. Chỉ sau khi hỏi tỳ khưu có liên quan và sau khi miễn cưỡng phạm tội như thế đã được sáng tỏ thì một điều luật quy định nào đó được đặt ra để ngăn những trường hợp tái phạm tương tự xảy ra trong tương lai.

Đức Phật cũng theo bộ luật của chư Phật quá khứ. Sử dụng năng lực siêu nhiên, ngài hồi tưởng những luật nào đã được chư Phật quá khứ đặt ra trong những điều kiện đã cho nào đó. Sau đó ngài phỏng theo những quy định tương tự để khi gặp tình huống phát sanh trong thời ngài.

(c) Chấp thuận Tăng đoàn có tỳ khưu ni

Sau khi Giác Ngộ an cư bốn mùa nưa (vassa), Đức Phật viếng thăm thành Kapilavatthu (Ca tỳ la vệ), hoàng thành quê ngài, theo lời thỉnh cầu của phụ vương ngài, Vua Suddhodana. Vào lúc đó, Mahāpajāpati, dì mẫu của Đức Phật thỉnh cầu ngài nhận bà gia nhập vào Tăng Đoàn. Không chỉ một mình bà Mahāpajāpati muốn gia nhập Tăng Đoàn mà còn năm trăm bà hoàng dòng Sakyan mà những hôn phu của họ đã từ bỏ đời sống tại gia cũng mong ước được gia nhập Tăng Đoàn.

Năm phạm trù còn lại gồm những lỗi nhẹ, có thể chữa được và phải chịu tội bằng cách thú nhận với một tỳ khưu khác đã vi phạm tội nào đó. Sau khi thực hiện hình phạt đã đề ra, tỳ khưu vi phạm được trong sạch hoá lỗi đã vi phạm đó.

Năm phạm trù còn lại gồm những lỗi nhẹ, có thể chữa được và phải chịu tội bằng cách thú nhận với một tỳ khưu khác đã vi phạm tội nào đó. Sau khi thực hiện hình phạt đã đề ra, tỳ khưu vi phạm được trong sạch hoá lỗi đã vi phạm đó.

Sau khi phụ vương ngài qua đời, Đức Phật trở lại thành Vesālī, từ chối lời thỉnh cầu nhiều lần được gia nhập Tăng Đoàn của bà Mahāpajāpati. Dì mẫu của Đức Phật, goá phụ của đức vua Suddhodhana vừa mới băng hà, cắt tóc và mặc y nhuộm vỏ cây, cùng với năm trăm bà hoàng dòng Sakyan, lên đường đi đến thành Vesalī nơi Đức Phật đang ngự trong rừng Đại Lâm, trong sảnh đường Kūtāgāra.

Đại đức Ānanda thấy họ ngoài cổng đại sảnh Kūtāgāra, chân sưng và lấm đầy bùn, buồn rầu, đầy nước mắt, đang đứng khóc. Vì lòng đại bi mẫn đối với phụ nữ, đại đức Ānanda nhân danh họ khẩn thiết nài xin Đức Phật nhận họ vào Tăng Đoàn. Đức Phật vẫn tiếp tục giữ vững lập trường. Nhưng khi đại đức Ānanda hỏi Đức Phật liệu phụ nữ không có khả năng đắc Tuệ Đạo và Quả hay sao, Đức Phật trả lời rằng quả thật phụ nữ có khả năng làm vậy và cho phép họ từ bỏ đời sống gia đình như nam giới.

Từ đó Ānanda khẩn thiết bạch rằng bà Mahāpajāpati đã từng săn sóc ngài như người bảo hộ và vú nuôi, cho ngài bú mớm khi thân mẫu ngài từ trần. Và như là phụ nữ có khả năng đắc Đạo và Quả, bà sẽ được phép gia nhập Tăng Đoàn và trở thành Tỳ Khưu Ni.

Cuối cùng Đức Phật chấp nhận lời thỉnh cầu khẩn thiết của Đại Đức Ānanda “Ānanda, nếu dì mẫu Mahāpajāpati chấp nhận Bát Kỉnh Pháp (garudhammā), hãy chấp nhận như thế nghĩa là bà được nhận vào Tăng Đoàn.”

Đức Phật cũng theo bộ luật của chư Phật quá khứ. Sử dụng năng lực siêu nhiên, ngài hồi tưởng những luật nào đã được chư Phật quá khứ đặt ra trong những điều kiện đã cho nào đó. Sau đó ngài phỏng theo những quy định tương tự để khi gặp tình huống phát sanh trong thời ngài.

Đức Phật cũng theo bộ luật của chư Phật quá khứ. Sử dụng năng lực siêu nhiên, ngài hồi tưởng những luật nào đã được chư Phật quá khứ đặt ra trong những điều kiện đã cho nào đó. Sau đó ngài phỏng theo những quy định tương tự để khi gặp tình huống phát sanh trong thời ngài.

Bát Kỉnh Pháp là:

1) Một tỳ khưu ni ngay cả một trăm tuổi Đạo (Vassa), phải cung kính một tỳ khưu dù mới xuất gia chỉ một ngày.

2) Một tỳ khưu ni không nên an cư mùa mưa nơi không có tỳ khưu nào.

3) Mỗi mười lăm ngày một tỳ khưu ni phải làm hai việc: hỏi tỳ khưu Tăng ngày Bát Quan Trai Giới (Uposatha), và đến gần tỳ khưu tăng để nhận lời hướng dẫn và sách tấn.

4) Khi mãn an cư mùa mưa, tỳ khưu ni phải tham gia lễ mãn an cư mùa mư (pavāranā) do cả hai hội đồng tỳ khưu tăng và tỳ khưu ni thực hiện, trong mỗi hội đồng, tỳ khưu ni phải mời góp ý phê bình về những gì đã thấy, những gì đã nghe hay những gì đã nghi ngờ về tỳ khưu ni đó.

5) Một tỳ khưu phạm tội Tăng Tàn phải thi hành hình phạt nửa tháng (pakkha mānatta), trong mỗi hội đồng tỳ khưu tăng và tỳ khưu ni.

6) Một sa di ni chỉ sau thời gian thử thách rèn luyện hai năm như là ứng cử viên được chấp nhận tu lên bậc trên phải tìm đủ cả hai hội đồng.

7) Một tỳ khưu ni không nên chửi rủa một tỳ khưu tăng trong bất cứ trường hợp nào, không nên ngay cả nói quanh co.

8) Một tỳ khưu ni phải tuân thủ các lời dạy của chư tỳ khưu, nhưng không được dạy hay khuyên bảo các tỳ khưu. Bà Mahāpajāpati chấp nhận không chút lưỡng lự Bát Kính Pháp nầy do Đức Phật áp đặt và cuối cùng bà được chấp nhận vào Tăng Đoàn.

Trích: Hướng dẫn đọc Tam tạng Kinh điển – Huyền Châu Dịch

XEM NHIỀU