Thứ hai, 03/06/2024 21:51:55 (UTC+7) 7,365,768,987,980

TRÀ NHẠT 

Đạo Quang

Nhỡ tay cho nước nhiều nên chén trà hơi nhạt, khiến đầu lưỡi và vòm họng thấy vô vị. Nhưng chút cảm thọ bất xứng này có là gì. Cảm thọ nhạt nhẽo và vô vị đang diễn ra trên một mảng bề mặt nước Việt và trong cõi lòng nhân thế kia mới thật sự là không vị, không mùi, vì nơi đó thiếu quá nhiều chất liệu: tình người đi vắng, cảm quan méo mó, nhận thức lệch lạc, chính kiến nửa vời, thích làm nô lệ, niềm tin mù quáng… ôi thôi thôi, thử tưởng tượng xem, uống một chén trà với bao nhiêu ố vị này, thì còn gì là thưởng thức nữa.

TRÀ NHẠT 

Ảnh: “sư em” Minh Tuệ lúc chưa làm chân tu, đẹp làm sao!

Đành chọn tấm hình không rõ mặt của người “sư em” quen thuộc để nuôi dưỡng tâm hành tích cực trong tự tâm.

Phật đã dạy: ba cõi như nhà lửa, bản chất nó là bất an. Vậy cần gì chạy vạy đi tìm cái “an” ở đâu. Thay vì vậy, mỉm cười đón nhận những ngọn lửa đời để làm nóng nhiệt huyết, kích hoạt tâm can.

Bình an đôi khi là mầm hoạ, vì nó ru ngủ tâm hồn trong vô thức trầm mê. Tâm tham còn dễ trị, tâm sân còn dễ nhìn, chứ tâm si thì ẩn núp tài tình, không dụng công khó mà tróc nã. Si núp dưới nhiều chiêu bài như bình an, hạnh phúc, đắc đạo (kiểu chùa Lôi Âm giả trong Tây Du), chân tu… Ngơ ngáo một chút mà biết khiêm tốn, bước xuống để thúc thủ, thế mà lại không bị si tâm che khuất. Kẻ thông minh, xông xáo một đời độc cô cầu bại, tìm người hơn mình để đấu, cứ tưởng mình là cao nhất, đâu biết rằng mình đang tột đỉnh cô đơn.

Một đối tượng, khi nhìn bằng thiên kiến thì bị chụp mũ với vô lượng danh xưng. Cũng con người đó, hôm trước là chân tu, hôm sau thành giả trá. Đối với người này là thánh sống, nhưng với người khác là tên khờ bị đặt lên bệ làm tượng đài. Bị đưa vào tầm ngắm so đo là cái nạn đã đành, nhưng nếu được khẳng định vị trí cụ thể rồi thì đã thoát nạn chưa? Nếu si tâm vẫn còn víu vá, thì nào chạm được tơ tóc của trạng thái Niết bàn.

Niết bàn ở ngay đây, khi trí tuệ đủ chín muồi trong bối cảnh định tâm dẫn lối dùng liễu tri để nhận biết muôn pháp hiện tiền. Ngồi yên không thể Niết bàn, đi lang thang không thể Niết bàn, và kẻ nói đúng về Niết bàn cũng chẳng Niết bàn. Vì Niết bàn vốn không phải đối tượng tìm kiếm.

Ôi, du sĩ một đời vô định xứ
Chiếc đầu trần không chứa ngã chứa danh
Chân tỉnh thức đạp trực tiếp đất tâm hành
Mong tìm lại nơi bình minh đã tắt.

Ánh hào quang đã từ lâu im bặt
Trong tận đáy tàn hồn không ánh mắt, ngữ ngôn
Bên vệ đường, một sớm giữa cô thôn
Nghe chim hót, ô, bình minh đã thức.

__________________________

TRI KIẾN LẬP TRI, NHƯ THỊ TRI!
__________________________

XEM NHIỀU

27/07/2024 16:13:35

Học nhận lỗi

Tôi nhớ rõ lời Đức Phật dạy: “Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả; là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được!” (PC.228 - Phẩm Kodhavaggo).
27/07/2024 15:52:39

Câu chuyện: Doanh Nhân và Phật Pháp

Một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng vì sự nhạy bén và quyết đoán trong công việc, một ngày nọ quyết định đến một ngôi chùa nổi tiếng để tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. Sau khi nghe danh tiếng của vị hòa thượng uyên bác, ông quyết định gặp...