Thứ hai, 29/04/2024 12:52:05 (UTC+7) 41

Kéo dài thọ mạng nhờ Phật pháp

 Vì sao có một số người bệnh nặng nhưng niệm Phật cũng không lành? Vì họ không có niềm tin. Đầu tiên là nghi ngờ nghiệp chướng mình quá sâu nặng, trong quá khứ tạo quá nhiều tội nghiệp. Tự trách, tự trách không phải là việc tốt, tự trách quá cũng tạo thành chướng ngại cho mình.

Kéo dài thọ mạng nhờ Phật pháp

Cũng may Phật Bồ Tát từ bi, kéo dài thọ mạng cho chúng tôi, cho nên mới có đủ thời gian, điều này phải cảm ân Phật. Nếu thọ mạng không dài như thế, tôi phải làm sao? Tôi đặc biệt cảm ân, vì tôi biết thọ mạng mình rất ngắn, chỉ được 45 tuổi, năm đó tôi bị bệnh rất nặng đáng lẽ không qua khỏi.

Xuất gia cũng không được. Tôi có hai người bạn cùng tuổi, vận mệnh giống nhau, đều sống không quá 45 tuổi, trong lòng chúng tôi đều biết như thế. Tôi học kinh giảng kinh, lúc đó chưa hoàn toàn tu Tịnh độ, nhưng rất hứng thú với kinh giáo, ngày ngày giảng kinh.

Hai người bạn của tôi học Mật tông, năm 45 tuổi vào tháng ba một người ra đi, là thầy Pháp Dung. Tháng năm thêm một người nữa ra đi, là thầy Minh Diễn, đều là bạn tốt của tôi. Tháng bảy tôi bị bệnh, bị cảm rất nặng, rất nghiêm trọng. Tôi nghĩ đây không phải bệnh, mà thọ mạng đã hết, vì thế tôi không đi khám bệnh cũng không uống thuốc.

Bác sĩ chỉ có thể trị bệnh không thể trị số mệnh, tôi chuyên tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Niệm Phật một tháng, qua một tháng thì bệnh lành. Lần đó sau khi lành bệnh, thân mạng này như đại sư Chương Gia dạy cho tôi, cuộc đời của con Phật Bồ Tát đã sắp đặt sẵn. Ngài dạy tôi nhất tâm hướng đạo, không nghĩ đến điều gì cả, vì sao vậy? Vì Phật Bồ Tát đã thay con sắp đặt tất cả.

Nếu như tôi nghĩ, tôi biết nếu như tôi muốn như thế nào đó, Phật Bồ Tát không sắp xếp thay tôi, tự mình sắp xếp mọi thứ rất mệt. Thôi thì để Phật Bồ Tát vất vả một chút, tôi tự tại một chút tốt hơn. Suốt đời này của tôi, có thời gian đều đọc kinh, giảng kinh, thọ mạng này là Phật Bồ Tát ban cho.

Không ngờ còn gặp được một nhân chứng, nhân chứng này là Phật sống Cam Châu của Mật tông. Cam Châu Nhĩ Ngõa Hô Đồ Khắc Đồ, đây là tên đầy đủ của ông, tên dịch sang tiếng Trung, là một vị đại đức của Tạng truyền. Ông cũng là học trò của đại sư Chương Gia, lớn hơn tôi khoảng 20 tuổi.

Có một lần ngẫu nhiên chúng tôi gặp nhau, ông nói với tôi: thầy Tịnh Không à, đến đây chúng ta nói chuyện một chút. Ông nói với tôi, ông nói chúng tôi thường nói về thầy khi không có thầy, tôi hỏi nói chuyện gì? Ông nói, thầy rất thông minh, đáng tiếc không có phước báo lại chết yểu. Tôi nói lời này có thể nói trực tiếp với tôi, không cần dấu diếm, vì tôi biết rất rõ ràng, không hề kiêng kỵ.

Vị Phật sống này nói với tôi, ông nói những năm lại đây thầy giảng kinh hoằng pháp công đức rất lớn. Lúc đó tôi giảng kinh khoảng được mười mấy năm, ông nói rằng vận mệnh của thầy hoàn toàn thay đổi. Tôi hỏi thay đổi ra sao? Ông nói tương lai phước báo thầy rất lớn, thọ mạng rất dài (năm nay 94 tuổi), ông nói với tôi như thế.

Ông nói quả thật thay đổi hoàn toàn, biến đổi tất cả, ông ta đã làm chứng cho tôi. Đáng tiếc đến năm thứ hai ông ra đi, lúc ông ra đi nói với mọi người ông không chuyển thế, không tái sanh. Thế gian này quá khổ, ông không trở lại nữa. Đây là một vị thượng sư rất giỏi của Mật tông, không gạt người khác. Đại sư Chương Gia là thầy, trước mặt thầy luôn nghiêm túc.

Còn tôi với ông ta, tôi luôn xem ông là bậc đàn anh, là sư huynh. Chúng tôi cùng nhau gặp mặt, nói chuyện, học tập thời gian khá nhiều, thường tụ hội cùng nhau, ông đã làm chứng cho tôi.

Trong pháp môn niệm Phật quan trọng nhất là hoàn toàn không có hoài nghi. Công đức lớn lao của việc trì danh, mới có thể hiển thị ra được. Huân là công huân, thông thường chúng ta gọi là công đức. Nguyện lực của Phật A Di Đà liền hiện tiền. Vì sao có những người niệm Phật, số ít, không phải số nhiều.

Đại khái trong số mấy trăm ngàn người niệm Phật, mới có một hai người như thế, có hiệu quả thù thắng này? Thù thắng nhất là khi thân bị bệnh nặng, chẳng hạn như ung thư. Bác sĩ tuyên bố hết cách trị liệu, nhiều nhất chỉ sống thêm 3 tháng. Như ngày xưa Tây Sơn Tiểu Viện, trường hợp của hơn 40 người đó.Họ đã được bác sĩ tuyên bố, đồng nghĩa với tuyên bố tử hình, thọ mạng của quý vị chỉ còn ba tháng. Họ buông bỏ vạn duyên, nhất tâm niệm Phật, niệm đến ba tháng thì bệnh lành hẳn, khi đi tái khám bệnh không còn.

Nguyên nhân là gì? Họ không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Cũng chính là trong Viên Thông Chương, Bồ Tát Đại Thế Chí dạy cho chúng ta phương pháp niệm Phật: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục. (Nhiếp trọn sáu căn (buông xả vạn duyên), niệm Phật liên tục)”, như vậy bệnh sẽ lành.

Vì sao có một số người bệnh nặng nhưng niệm Phật cũng không lành? Vì họ không có niềm tin. Đầu tiên là nghi ngờ nghiệp chướng mình quá sâu nặng, trong quá khứ tạo quá nhiều tội nghiệp. Tự trách, tự trách không phải là việc tốt, tự trách quá cũng tạo thành chướng ngại cho mình.

Đức Phật từ bi, có thể tha thứ cho ta chăng? Hoài nghi, Phật có thể tha thứ cho ta chăng? Sợ Phật không tha thứ cho mình. Quý vị xem, đây không phải tự gây phiền phức cho mình ư?

Đức Phật vốn không có chuyện gì xảy ra cả, đều là do tự mình nghĩ ra rất nhiều vấn đề, làm chướng ngại chính mình, sai là ở chỗ này, chúng ta không thể không biết. Sau khi biết nhất định phải trừ bỏ những sai lầm này, trừ bỏ triệt để. Đời này chúng ta mới có thể thuận lợi vãng sanh, mới có thể thành tựu công đức vô cùng thù thắng.

Ngày nay chúng ta không thấy được công đức lớn lao của câu Phật hiệu này, nguyên nhân là gì? Vì không biết. Ngay trước mắt nhưng không biết nó là báu vật, không biết lợi ích của nó lớn đến nhường ấy, vì thế mà lơ là. Có thích chăng? Thích. Muốn vãng sanh chăng? Muốn, nhưng không đặt câu danh hiệu này lên hàng đầu.

Muốn đến thế giới Cực Lạc, nhưng cũng không muốn rời xa thế gian này. Muốn niệm Phật, nhưng tạp niệm quá nhiều. Đây là hiện tượng rất phổ biến của người niệm Phật. Vì sao công phu niệm Phật không đắc lực? Nguyên nhân đều ở đây.

(Pháp sư Tịnh Không)
———————
Thọ Mạng Có Thể Kéo Dài Được – Pháp Sư Tịnh Không:

XEM NHIỀU

27/07/2024 16:13:35

Học nhận lỗi

Tôi nhớ rõ lời Đức Phật dạy: “Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả; là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được!” (PC.228 - Phẩm Kodhavaggo).
27/07/2024 15:52:39

Câu chuyện: Doanh Nhân và Phật Pháp

Một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng vì sự nhạy bén và quyết đoán trong công việc, một ngày nọ quyết định đến một ngôi chùa nổi tiếng để tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. Sau khi nghe danh tiếng của vị hòa thượng uyên bác, ông quyết định gặp...